Cứu sống bệnh nhân đã ngưng tim
BSCK2 Nguyễn Lương Quang - Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cho biết, các bác sĩ tiếp nhận bệnh nhân N.H.K. (47 tuổi, quê ở Tiên Phong, Tiên Phước) trong tình trạng ngưng tim, hôn mê sâu. Với quyết tâm "còn nước còn tát", các bác sĩ nhanh chóng hội chẩn, báo động đỏ can thiệp tim mạch cho người bệnh.
Khi xác định bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, êkíp can thiệp tim mạch đã chụp động mạch vành và tái thông đoạn động mạch vành bị tắc (là nhánh động mạch liên thất trước – LAD).
Trải qua 5 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã được áp dụng các chương trình phục hồi chức năng tim mạch cơ bản. Đến chiều nay 3/11, bệnh nhân đã đạt được các tiêu chí để hòa nhập với cộng đồng và được Khoa Nội Tim mạch cho xuất viện để điều trị ngoại trú.
Theo chia sẻ của người nhà bệnh nhân K., trong lúc đang ăn uống ở TP. Hồ Chí Minh, ông K. lên cơn đau ngực và được đưa vào viện tại đây. Sau một thời gian hồi sức tim phổi, tiên lượng nặng nên bệnh viện khuyên gia đình đưa về quê lo hậu sự.
Tuy nhiên khi gần về đến nhà, thấy chồng có dấu hiệu vận động tay chân trở lại nên gia đình quyết định đưa vào BV Đa khoa Quảng Nam cấp cứu. May mắn thay, bệnh nhân đã được các bác sĩ hồi sinh sự sống, thoát khỏi "lưỡi hái tử thần".
BSCK2 Nguyễn Lương Quang cho biết: "Ngưng tuần hoàn hô hấp trong nhồi máu cơ tim rất nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong trên 95% mặc dù đã có những tiến bộ trong điều trị nội khoa, can thiệp tim mạch, các biện pháp hồi sức như ECMO, IABP, hạ thân nhiệt chỉ huy."
Hy hữu là bệnh nhân này đã được hồi sức tim phổi và di chuyển trên đoạn đường hơn 1.000km mà vẫn được cứu sống. Hơn 10 năm nay, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam đã triển khai can thiệp tim mạch và thực hiện được hầu hết các kỹ thuật trong can thiệp, ngoạn mục cứu sống nhiều bệnh nhân.
Triệu chứng cảnh báo nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim cấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện và tử vong hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Nhồi máu cơ tim là một bệnh cảnh cấp cứu cần được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực, kịp thời.
Theo các bác sĩ, đau ngực là triệu chứng thường gặp nhất cảnh báo nhồi máu cơ tim:
- Đau sau xương ức hoặc đau ngực trái; kiểu đè nặng, siết chặt, bóp nghẹt
- Cơn đau có khi lan lên cổ, hàm dưới, vai trái hoặc bờ trụ tay trái
- Một số trường hợp lan xuống thượng vị nhưng không bao giờ vượt quá rốn
- Những cơn đau ngực thường kéo dài trên 30 phút
- Triệu chứng kèm theo thường gặp như: Khó thở, vã mồ hôi (đau ngực sau xương ức, kéo dài trên 30 phút, kèm vã mồ hôi gợi ý rất nhiều đến nhồi máu cơ tim).
Một số bệnh nhân không biểu hiện đau ngực mà có những triệu chứng không đặc hiệu: cảm giác mệt mỏi, cảm giác hồi hộp, khó thở, đau thượng vị, buồn nôn, nôn, rối loạn tri giác…
Bệnh nhân hậu phẫu, lớn tuổi, đái tháo đường có thể không biểu hiện đau ngực mà xuất hiện triệu chứng rối loạn tri giác hoặc dấu hiệu sinh tồn xấu đi khi bị nhồi máu cơ tim cấp.
Trong bối cảnh ngành y tế còn nhiều khó khăn như thiếu nhân lực, chưa đồng bộ ở các tuyến điều trị, việc ứng dụng công nghệ cao giúp rút ngắn thời gian khám chữa bệnh, tăng độ chính xác và nâng cao hiệu quả điều trị, tiết kiệm chi phí, giúp nhiều người bệnh có cơ hội được khám chữa bệnh ở giai đoạn sớm.
Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh như: các bệnh ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản. Sử dụng thuốc lá là một trong nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm.
100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
0