Cứu sống bệnh nhân nhiễm xoắn khuẩn vàng da
Bệnh nhân nam (40 tuổi, trú tại Văn Quan, Lạng Sơn) nhập viện vì đau bụng. Trước đó, bệnh nhân nhiều ngày vào rừng lấy củi, ăn uống tại rừng, không ăn rau củ lạ, không bị động vật cắn. Cách vào viện 3 ngày, bệnh nhân xuất hiện đau bụng thượng vị kèm đau lan lên vai, tê bì cột sống thắt lưng, lan xuống bắp đùi.
Sau 2 ngày tình trạng tiến triển nặng hơn, bệnh nhân không đi lại được, lúc này xuất hiện vàng mắt, vàng da, ăn uống kém, sốt rét, sốt nóng nhiều cơn. Bệnh nhân được gia đình đưa tới Trung tâm Y tế huyện Văn Lãng trong tình trạng tỉnh, vàng da toàn thân, đau bụng hạ sườn phải. Kết quả siêu âm ổ bụng cho hình ảnh sỏi túi mật, xử trí truyền dịch, kháng sinh, giảm đau.
Sau 1 ngày điều trị tình trạng không cải thiện, bệnh nhân được chuyển tới BVĐK tỉnh Lạng Sơn với chẩn đoán “theo dõi viêm túi mật do sỏi”.
Sau 1 ngày nhập viện bệnh nhân có diễn biến nhanh với triệu chứng lơ mơ, ngủ gà, ăn uống kém, vàng da tăng dần, nước tiểu ít, dưới 500ml/ngày, ho thúng thắng. Lúc này, người bệnh được hội chẩn chuyển khoa Hồi sức tích cực điều trị tiếp. Bệnh nhân được nghi ngờ và tiến hành làm xét nghiệm Leptospira nhưng thời gian trả kết quả là sau 5 ngày nên chưa thể khẳng định chắc chắn. Các bác sĩ đưa ra chẩn đoán tạm thời theo dõi nhiễm Leptospira mức độ nặng có tổn thương đa cơ quan, nổi bật là tổn thương thận cấp, suy chức năng gan và giảm tiểu cầu.
Tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân được điều trị với oxy liệu pháp, giảm đau, truyền dịch đẳng trương, kết hợp kháng sinh tĩnh mạch, vitamin K1 tiêm mạch, Glucose 10%, thuốc lợi tiểu và cân bằng lượng dịch vào ra....
Sau 5 ngày, tình trạng bệnh nhân cải thiện hơn: hết sốt, bụng giảm đau và không còn gồng cứng, lượng nước tiểu tăng lên, da niêm mạc giảm vàng. Xét nghiệm máu và hình ảnh học cũng cho thấy những thay đổi tích cực qua từng ngày.
Hiện tại, bệnh nhân đã ổn định và được ra viện.
BS Nguyễn Thành Đô - Khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc cho biết, trước đây, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã tiếp nhận nhiều trường hợp mắc bệnh Leptospira. Tuy nhiên, đây là trường hợp mắc thể nặng đầu tiên, các triệu chứng khởi phát không điển hình, nhiều triệu chứng nặng nề, có bệnh lý mắc kèm gây khó khăn trong chẩn đoán, nguy cơ tử vong cao.
Leptospira – xoắn khuẩn vàng da là một bệnh lý do vi khuẩn ảnh hưởng đến con người và động vật, lây truyền chủ yếu qua đường da, niêm mạc ngoài ra có thể qua đường tiêu hóa, hô hấp. Bệnh có thể gây ra một loạt các triệu chứng như: Sốt, rét run, đau đầu, nhức mắt, buồn nôn, đau cơ thường dữ dội, tự nhiên và tăng khi sờ nắn nhất là cơ bắp chân, da niêm mạc xung huyết, vàng da, vàng mắt, tiểu ít,… Tuy nhiên, một số người bị nhiễm bệnh có thể không có triệu chứng nào cả. Ở thể bệnh nặng (thể Weil) nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến tổn thương suy thận, suy gan, suy hô hấp và thậm chí tử vong.
Leptospira là bệnh lý có tính chất đặc thù, do khả năng sống tự do trong đất, trong nước ngọt và hàng tháng trong môi trường nước mặn. Ở nước ta, bệnh hay gặp ở những người làm công việc trong rừng như bộ đội, công nhân địa chất, lâm nghiệp, công nhân chăn nuôi và nông dân. Do vậy, người dân cần hết sức lưu ý trong quá trình sinh hoạt và sản xuất, cần sử dụng phương tiện phòng hộ (đi giày, ủng, găng tay… khi đi vào rừng). Khi có các triệu chứng bất thường ảnh hưởng tới sức khỏe, cần tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Việt Nam có hơn 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật, cùng 75 loại khoáng vật có công dụng trong y dược, trong đó có nhiều loài dược liệu quý hiếm và đặc hữu, nhưng việc khai thác và ứng dụng nguồn dược liệu còn nhiều hạn chế.
Hôm nay 21/12, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ trẻ Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh "Tiếp cận y tế toàn diện - Vì một Việt Nam khỏe mạnh", với sự tham gia của hơn 3.000 thanh niên và người dân Thủ đô.
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi. Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị “Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản - phụ khoa Hà Nội lần thứ 12 năm 2024” do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức sáng 20/12.
Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận vừa thông tin về tiến độ của 2 bệnh viện "nghìn tỷ" là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).
Bốn nạn nhân nặng trong vụ phóng hoả vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được điều trị chuyên sâu tại Bệnh viện Bạch Mai, sức khoẻ đang tiến triển tốt.
Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và Bệnh viện Thanh Nhàn vừa ký kết hợp tác toàn diện trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.
0