Cứu sống nam thanh niên bị 3 cọc sắt đâm xuyên người

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do bị 3 cọc sắt xoắn phi 14 đâm xuyên trong lúc lao động.

Bệnh nhân là nam, sinh năm 2004, đang làm xây dựng tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Theo lời kể của người nhà, bệnh nhân bị ngã từ độ cao nhà 5 tầng xuống cọc bê tông có để sắt chờ trong tư thế nằm sấp, có 3 cọc sắt xoắn phi 14 đâm xuyên từ bụng qua vùng hạ vị, mông và tới đùi cẳng chân trái bệnh nhân. Tại hiện trường vụ tai nạn, phải cưa đứt 3 cọc sắt mới hạ được bệnh nhân xuống và đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 

Người bệnh được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong tình trạng nguy kịch, vết thương rất nặng và phức tạp.

Sau khi chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tổ chức hội chẩn cấp cứu và lập tức chuyển bệnh nhân đến phòng mổ với sự tham gia của nhiều chuyên khoa để tiến hành xử trí.   

Kíp cấp cứu cho biết, vết thương của bệnh nhân xuyên thấu tầng sinh môn, tổn thương cơ thắt hậu môn và 1/3 dưới trực tràng, xuyên thủng bàng quang; xuyên thấu từ 1/3 G đùi lên vỡ chỏm xương đùi thủng trần ổ cối; xuyên thấu 1/3 G cẳng chân T xuyên lên thấu qua đùi trái. Sau khi xử trí rút các thanh sắt ra khỏi cơ thể, kíp phẫu thuật tiến hành khâu vết rách lớn mặt trước bàng quang và dẫn lưu bàng quang; phẫu thuật mở bụng kiểm tra toàn bộ các tạng trong ổ bụng và làm hậu môn nhân tạo đại tràng xuống. Về chấn thương, kíp đã phẫu thuật lấy mảnh xương vỡ trần ổ cối bên trái, rạch rộng để ngỏ vết thương và sẽ tiếp tục xử trí tổn thương xương khớp trong thời gian tiếp theo.

3 cọc sắt xoắn phi 14 đâm xuyên vào người nam thanh niên.

Điểm đặc biệt của ca phẫu thuật này là bệnh nhân bị vết thương rất nặng và phức tạp, đến cấp cứu trong tình trạng nguy kịch và bất động tuyệt đối trong tư thế nằm sấp, gây khó khăn trong suốt quá trình cấp cứu. Khi phẫu thuật, kíp thực hiện đã cân nhắc kỹ lưỡng và thận trọng trong từng giai đoạn. 

PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Phẫu thuật Tiêu hóa kiêm Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa cho biết: “Do tiên lượng được các tổn thương có thể xảy ra khi di chuyển, thay đổi tư thế bệnh nhân, đặc biệt là tổn thương các mạch máu lớn có thể gây tư vong, kíp đã sắp xếp để từng chuyên khoa thực hiện thao tác, kết quả đã đảm bảo không để gây ra bất cứ tổn thưởng nào khi lấy bỏ các thanh sắt”. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và sẽ tiếp tục điều trị tổn thương xương trong thời gian tới.

Thời gian qua, Bệnh viện TWQĐ 108 đã tiếp nhận nhiều trường hợp tai nạn lao động phức tạp, do đó việc đảm bảo an toàn lao động cần được thực hiện đầy đủ để tránh những hậu quả lớn, gây nguy hiểm đến tính mạng người lao động. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 04 quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư 04 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/4/2024.

Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 186 ca mắc tay chân miệng, tăng 25 ca mắc so với tuần trước đó. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận được 16 ổ dịch.

Bộ Y tế yêu cầu trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối, xử trí chậm trễ...

Sau thời gian gián đoạn cung ứng vaccine từ đầu năm 2024, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã ghi nhận nhiều trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa được bằng vaccine như ho gà, sởi. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết riêng trong tháng 3, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 9 trường hợp mắc bệnh ho gà.

Sở Y tế Hà Nội vừa thông tin trên địa bàn thành phố đã ghi nhận một ca mắc sởi. Đây là ca mắc đầu tiên trong năm nay sau một năm không ghi nhận ca sởi nào trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, trong báo cáo mới nhất của Sở Y tế Hà Nội, năm 2023, tỉ lệ tiêm chủng của thành phố đã không đạt mục tiêu, điều này gây nên những lo ngại về dịch bệnh sởi có thể sẽ bùng phát.

Một bé gái 10 tuổi, ở huyện Chương Mỹ, là người mắc sởi đầu tiên tại thành phố Hà Nội trong năm 2024. Được biết, bé gái này đã được tiêm 3 mũi vắc xin phòng sởi.