Đã có 336 người chết và mất tích do bão lũ

Đến 17 giờ ngày 13/9, bão số 3 cùng hoàn lưu và mưa lũ trên diện rộng đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng với các tỉnh phía Bắc, khiến 336 người chết và mất tích, trong đó 254 người thiệt mạng và 82 người vẫn chưa được tìm thấy. Con số này tăng thêm 21 người so với thống kê vào sáng cùng ngày.

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả, đặc biệt tập trung vào công tác tìm kiếm người mất tích và ổn định cuộc sống cho nhân dân.

Tại Lào Cai, đến 16 giờ 15 phút ngày 13/9, đã có thêm 3 người dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên) được xác nhận an toàn sau khi đi làm ăn xa, nâng tổng số người trở về trong ngày lên 11 người. Tổng số người an toàn sau tai hoạ lũ quét và sạt lở đất kinh hoàng tại Làng Nủ là 54 người.

Hoàn lưu và mưa lũ trên diện rộng đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng với các tỉnh phía Bắc, khiến 336 người chết và mất tích, trong đó 254 người thiệt mạng và 82 người vẫn chưa được tìm thấy.

Chính quyền huyện Bảo Yên đang tiến hành khảo sát và xác định vị trí xây dựng khu tái định cư cho 37 hộ dân mất nhà ở Làng Nủ sau trận lũ quét ngày 10/9. Vị trí mới dự kiến nằm cách khu vực cũ khoảng 3 km, là đất bằng phẳng và thuận tiện cho sản xuất. Khu tái định cư sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối, đầy đủ cơ sở hạ tầng như điện, nước, và không gian sống thoáng đãng.

Tại Cao Bằng, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thêm 6 nạn nhân bị mất tích do sạt lở đất, gồm 3 người ở điểm Lũng Lỳ và 3 người ở điểm Khuổi Ngọa (xã Ca Thành). Sau 5 ngày nỗ lực tìm kiếm, tổng số thi thể nạn nhân được tìm thấy đã lên đến 51 người, trong đó 2/3 điểm sạt lở đã hoàn thành công tác tìm kiếm. Việc tìm kiếm tiếp tục được triển khai tại điểm Khuổi Ngọa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong chiều dài lịch sử của Thủ đô, lực lượng Công an nhân dân nói chung và Công an Hà Nội nói riêng vinh dự, tự hào đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Hơn 100 năm kể từ khi cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, hôm nay, Thủ đô Hà Nội đã có rất nhiều những cây cầu đẹp và hiện đại. Mỗi công trình vượt sông Hồng kể một câu chuyện riêng...

Trong chiến lược phát triển, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ thực hiện chuyển đổi số, xây dựng đô thị xanh, thành phố thông minh, phấn đấu thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Chiều 10/10, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ tại Quận ủy Hoàng Mai.

Ngày 10/10, một ngày đặc biệt, mọi người xuống phố để ngắm Hà Nội rực rỡ cờ hoa, nhưng quan trọng hơn, là để cảm nhận một mùa thu hoà bình, mùa thu còn đọng dư âm chiến thắng của 70 năm về trước.

Từ thành phố bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, Hà Nội đã khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới: vừa bảo tồn những giá trị truyền thống, vừa mạnh mẽ bước vào kỷ nguyên hiện đại hóa và phát triển.