Đa dạng hoạt động tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2024

Dự kiến diễn ra từ ngày 9 đến 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024 chủ đề “Giao lộ sáng tạo” do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chủ trì, với các hoạt động tại các không gian di sản văn hóa, các làng nghề.

Khu vực chính của Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024 là tuyến trải nghiệm sáng tạo với điểm trung tâm là Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (đảo giao thông trước Nhà hát Lớn) với 2 trục Bắc Nam (phố Lý Thái Tổ - phố Lê Thánh Tông) và Đông Tây (dốc Bác Cổ - phố Tràng Tiền), gồm các công trình kiến trúc: Cung Thiếu nhi Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bắc Bộ phủ, Nhà hát Lớn, Đại học Tổng hợp; các vườn hoa trên các tuyến phố Phan Chu Trinh, Lý Thường Kiệt và các địa điểm cộng hưởng sáng tạo.

Quảng trường Cách mạng Tháng Tám là điểm trung tâm của tuyến trải nghiệm lễ hội.

Trong lễ hội, người dân và du khách sẽ được trải nghệm mô hình không gian sáng tạo tại sân ngoài trời Cung Thiếu nhi Hà Nội, sân ngoài trời Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, các vườn hoa và một số địa điểm trên tuyến lễ hội. Các chương trình nghệ thuật biểu diễn sẽ được tổ chức như: trình diễn nghệ thuật truyền thống, giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể; giới thiệu lĩnh vực điện ảnh - sân khấu - xiếc; trình diễn bộ sưu tập thời trang của các nhà thiết kế trẻ…

Lễ hội có nhiều trưng bày, sắp đặt nghệ thuật ngoài trời gồm: Trưng bày sắp đặt kỷ vật Cung thiếu nhi; trưng bày với chủ đề "Di sản giáo dục"; trưng bày, sắp đặt, giới thiệu tác phẩm sáng tạo tại Cung thiếu nhi; hoạt động triển lãm, sắp đặt, trưng bày trong lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh, thời trang, hội hoạ...; trưng bày các sản phẩm sáng tạo của đội ngũ thiết kế trẻ; trưng bày Bảo tàng giả lập tương lai.

Gần 70.000 du khách trải nghiệm không gian thiết kế sáng tạo tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm năm 2023

Ngoài Lễ hội thiết kế sáng tạo, thành phố Hà Nội sẽ thành lập Hội đồng chuyên gia tư vấn triển khai thực hiện các hoạt động xây dựng Hà Nội - Thành phố Sáng tạo; thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa Hà Nội và các thành phố thành viên trong mạng lưới; tham dự các hội nghị, diễn đàn mạng lưới toàn cầu trong khu vực châu Á và Đông Nam Á theo các chương trình của UNESCO; hình thành trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội, các không gian sáng tạo thành phố Hà Nội…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Làng cổ Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, vẫn còn lưu giữ được những truyền thống và nét dấu xưa đặc trưng của người Hà Nội.

Nghề giày da ra đời không chỉ là để đáp ứng nhu cầu thiết thực, mà còn mang đậm dấu ấn của từng nền văn hóa. Từ những chiếc dép lá đơn sơ của người Việt, đến những đôi giày da tinh xảo của người Ý, mỗi đôi giày đều là một câu chuyện lịch sử.

Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề lụa nổi tiếng với hơn 1000 năm tuổi, lưu giữ tinh hoa văn hóa qua từng sợi tơ, là biểu tượng của sự khéo léo, sáng tạo và tình yêu bất tận với nghề truyền thống.

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.