Đa dạng nguồn vốn đầu tư hệ thống đường sắt đô thị

Nguồn lực đầu tư cho các dự án đường sắt đô thị hiện nay vẫn phụ thuộc chủ yếu vào vốn vay ODA dẫn đến bị ràng buộc về cơ chế, công nghệ, máy móc, thiết bị. Các dự án đầu tư xây dựng thường xuyên bị kéo dài thời gian thực hiện, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng, dẫn đến đội vốn, lãng phí; Chưa có cơ chế khuyến khích phát triển ngành công nghiệp đường sắt trong nước. Do đó, cần đa dạng nguồn vốn đầu tư cho hệ thống đường sắt đô thị đang là đề xuất của nhiều chuyên gia trong ngành.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư HN, nguồn vốn cho các dự án TOD lấy đầu tư công làm gốc. Tuy nhiên, đặc biệt cần chú trọng nghiên cứu, đề xuất áp dụng mô hình TOD trong quy hoạch để khai thác, sử dụng hiệu quả giá trị quỹ đất, không gian ngầm tại khu vực xung quanh các nhà ga, depot, đồng thời bảo tồn, phát huy giá trị các công trình lịch sử, văn hóa tại khu vực có ĐSĐT.

Đa dạng nguồn vốn đầu tư hệ thống đường sắt đô thị

Ông Lê Trung Hiếu, Nguyên Phó Giám đốc ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội: "Các chuyên gia đề xuất, việc đa dạng nguồn lực trong đầu tư sẽ phải được tính toán đi kèm với một số cơ chế đột phá, như: Ngân sách nhà nước dùng để thu hồi đất giải phóng mặt bằng, nguồn tài chính từ việc tổ chức đấu giá quỹ đất theo mô hình TOD; huy động vốn trong nước, nước ngoài, phát hành trái phiếu, phát triển kết cấu hạ tầng thành cơ hội đầu tư tư nhân"...

Cần đa dạng nguồn vốn đầu tư cho hệ thống đường sắt đô thị 

Ông Alexis De Pommerol, Giám đốc điều hành Ban Quản lý dự án Đường sắt cao tốc Grand Paris: "Những mối quan tâm của hệ thống metro tại Việt Nam và trên thế giới rất lớn do đó ngoài nguồn vốn đầu tư công chúng ta còn có thể thu được nguồn lợi đầu tư từ phát triển các khu đất xung quanh dự án sau khi công bố quy hoạch. Ngoài ra, ở Pháp, chúng tôi còn huy động được một nguồn lực rất lớn từ quỹ đầu tư xanh thì tại Việt Nam cũng có thể dựa vào đề xuất này huy động vốn cho các tuyến đường sắt đô thị".

Cần chú trọng nghiên cứu, đề xuất áp dụng mô hình TOD trong quy hoạch

Bên cạnh việc huy động tối đa mọi nguồn lực, đa dạng hóa phương thức đầu tư hệ thống đường sắt đô thị theo hướng hiện đại, dần tiếp cận công nghệ tiên tiến của thế giới với giá thành, chi phí hợp lý. Cần khuyến khích các DN trong nước tham gia phát triển ngành công nghiệp đường sắt, từng bước thu hẹp khoảng cách, tiến tới tự chủ về công nghệ và nguồn nhân lực.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Danh sách VNTAX 200 vừa được công bố nhằm ghi nhận đóng góp ngân sách của các doanh nghiệp, bao gồm mọi loại hình từ nhà nước, tư nhân đến nước ngoài.

Sáng 21/11, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, đã chủ trì tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững”, thu hút sự tham gia của hơn 500 doanh nghiệp.

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024 được giao là 1.700,99 nghìn tỷ đồng. Thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy tính đến hết tháng 10 vừa qua, thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 1.654 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán.

Với việc xây dựng cơ sở dữ liệu lớn quản lý thuế (big Data), Cục Thuế TP Hà Nội đã số hóa, kết nối thông tin để xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu thương mại điện tử, từ đó định danh chính xác người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trên không gian mạng.

Theo điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 21/11, giá xăng dầu tiếp tục giảm. Xăng E5RON92 giảm 110 đồng/lít, giá bán là 19.340 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 80 đồng/lít, giá bán 20.520 đồng/lít.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn từ cuộc khủng hoảng của thị trường bảo hiểm nhân thọ năm 2023, nhưng nhờ những chỉ đạo kịp thời từ phía các cơ quan quản lý, cơ sở pháp lý hoàn thiện và nỗ lực từ chính các doanh nghiệp trong việc thay đổi phương thức tiếp cận, thị trường bảo hiểm đang ghi nhận những dấu hiệu tích cực. Doanh nghiệp bảo hiểm kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh vào năm 2025.