Đà Nẵng: Phục dựng lễ hội truyền thống của người Cơ tu

Liên hoan Văn hóa - Thể thao và phục dựng lễ hội truyền thống của người Cơ tu năm 2023 do UBND huyện Hòa Vang và ngành Văn hóa, Du lịch thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức đã diễn ra ngày 27/4 tại tại xã Hòa Bắc.

Theo ông Nguyễn Thúc Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang, sự kiện được tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ du lịch Hòa Bắc 2023; kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023); Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 âm lịch) và Ngày Quốc tế Lao động (1/5).

Đà Nẵng phục dựng lễ hội truyền thống của người Cơ Tu

Trong khuôn khổ chương trình, du khách được thưởng thức những điệu múa sống động đầy âm hưởng của núi rừng qua phần trình diễn cồng chiêng, đặc biệt điểm nhấn là điệu múa Tung tung, Da dá; được xem biểu diễn văn nghệ truyền thống hay nghe những điệu hát lý, nói lý mang đậm bản sắc của người Cơ tu; thưởng thức ẩm thực truyền thống như: Rượu cần, cơm lam, cá niên… 

Trong khuôn khổ chương trình, du khách được thưởng thức những điệu múa sống động đầy âm hưởng của núi rừng.

Da dá là điệu múa của đàn bà, con gái, theo tiếng Cơ Tu có nghĩa là thẳng hàng, nhịp đều, mang khát vọng của ý nghĩa tâm linh là nhớ ơn đất trời, kính trên nhường dưới.

Đây là chương trình tôn vinh tinh thần đoàn kết các dân tộc và bản sắc văn hóa người Cơ tu, vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, chính cộng đồng người Cơ tu đóng vai trò là chủ thể trong hoạt động bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình gắn với phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Đồng thời, mang đến cho du khách những trải nghiệm chân thực, những cảm xúc ấn tượng khi được trực tiếp giao lưu, tiếp xúc với đồng bào Cơ tu, được tìm hiểu và biết thêm kiến thức về những giá trị di sản văn hóa truyền thống của người Cơ tu thông qua không gian lễ hội tại đây.

Cộng đồng người Cơ tu trên địa bàn hiện nay có khoảng 1.450 người, sống ở thôn Tà Lang, Giàn Bí của xã Hòa Bắc và thôn Phú Túc của xã Hòa Phú. Cùng với sự kết nối của chính quyền, người Cơ tu không ngừng sáng tạo, bảo tồn và phát triển những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của dân tộc mình. 

Bên cạnh Liên hoan Văn hóa - Thể thao và phục dựng lễ hội truyền thống của người Cơ tu, sự kiện “Tuần lễ du lịch Hòa Bắc 2023” diễn ra từ ngày 25/4 - 1/5 còn nhiều hoạt động khác như: Trình diễn nghệ thuật văn hóa, thể thao du lịch, trình diễn dù lượn, phiên chợ quê, ẩm thực, tổ chức tham quan các điểm du lịch và ngắm hoàng hôn trên sông Cu Đê...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.

Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.

Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.

Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.

Lần thứ tư tổ chức, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 được mở rộng với hơn 110 hoạt động thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hoá tiêu biểu, qua đó, tinh thần sáng tạo được lan toả rộng khắp.