Đà Nẵng sẽ có nhà máy sản xuất linh kiện máy bay
Nhà đầu tư của dự án này là KP Aero Industries đến từ Hàn Quốc. Với tổng vốn đầu tư 20 triệu USD, khi đi vào hoạt động, nhà máy dự kiến sẽ sản xuất, gia công và lắp ráp các bộ phận của máy bay, bao gồm cửa động cơ phụ, đầu MIC, hộp cánh, cánh lượn, dàn hỗ trợ cánh tả của các dòng máy bay Boeing 787, Boeing 737 Max.
Đại diện của nhà đầu tư cam kết, sau khi ký hợp đồng cho thuê đất sẽ khẩn trương triển khai các thủ tục xây dựng. Dự kiến công trình khởi công vào đầu tháng 2, phấn đấu hoàn thành và bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2024.
Nhà đầu tư cho dự án này đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động và là đối tác của các công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng không như Boeing, Airbus, Korean Air. Thành phố Đà Nẵng đặt nhiều kỳ vọng đây sẽ là một trong những nền tảng đầu tiên cho việc hình thành tổ hợp công nghệ hàng không - vũ trụ. Từ đó thu hút các công ty, tập đoàn hàng không trên thế giới, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực hàng không.
Mặc dù hơn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2025 nhưng vé máy bay đã rơi vào tình trạng “cháy hàng”, khách đi tàu hỏa tăng cao khiến nhiều người chuyển sang lựa chọn hình thức thuê ô tô tự lái để tiết kiệm chi phí đi lại.
Vietnam Airlines có kế hoạch phát hành hồ sơ mời thầu vào năm 2025 để mua 50 máy bay thân hẹp mới, hướng tới mục tiêu 170 máy bay mới vào năm 2035.
Sáu thập kỷ sau khi tàu Shinkansen chở khách đầu tiên giữa Tokyo và Osaka hoạt động, nhà chức trách Nhật Bản đang lên kế hoạch xây dựng đường băng tương tự để chở hàng.
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines sẽ gửi đề xuất đến các nhà sản xuất máy bay vào năm 2025 mua thêm 50 máy bay thân hẹp để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Còn hơn hai tháng đến Tết nhưng thị trường vé máy bay khá trầm lắng, nhiều chặng bay mọi năm bận rộn thì năm nay vẫn còn vé.
Cục Hàng không Việt Nam vừa công bố kết quả khai thác, vận hành bay trong tháng 10 của các hãng hàng không trong nước. Theo đó, tỷ lệ chuyến bay đúng giờ mới đạt gần 75%.
0