Đặc nhiệm Ukraine nói dùng vũ khí phương Tây tấn công Nga

Lực lượng Ukraine tuyên bố đã sử dụng hệ thống tên lửa HIMARS do Mỹ sản xuất để phá hủy cầu phao và thiết bị kỹ thuật ở khu vực Kursk của Nga.

Mục tiêu của cuộc tấn công xuyên biên giới là mạng lưới hậu cần của đối phương.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy một cây cầu phao đã biến mất sau một cuộc tấn công được cho là của Ukraine. Reuters đưa tin các quan chức Nga cho biết Ukraine đã làm hỏng hoặc phá hủy ít nhất ba cây cầu kể từ khi Kiev phát động một cuộc tấn công lớn vào miền Tây nước Nga vào ngày 6 tháng 8, tiến sâu 28 đến 35 km vào lãnh thổ Nga.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho biết ông Rafael Grossi, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) xác nhận ông đã sẵn sàng đến thăm Nhà máy điện hạt nhân Kursk ở Nga vào cuối tháng 8.

Bộ Quốc phòng Nga tuần trước đã cáo buộc Ukraine có kế hoạch tấn công Nhà máy điện hạt nhân Kursk trong khuôn khổ chiến dịch tấn công vào vùng lãnh thổ này của Nga. Ukraine bác bỏ cáo buộc này của Nga.

Nga lập nhóm an ninh ở biên giới với Ukraine

Ngày 20/8, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov thông báo đã thành lập ba đơn vị quân sự mới nhằm tăng cường bảo vệ an ninh cho các tỉnh giáp biên giới với Ukraine.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov thông báo đã thành lập 3 đơn vị quân sự mới nhằm tăng cường bảo vệ an ninh cho các tỉnh giáp biên giới với Ukraine.

Quyết định được đưa ra tại cuộc họp của Hội đồng điều phối an ninh quân sự tại các địa phương giáp biên giới mới được thành lập hôm 15/8.

Cụ thể, Bộ trưởng Belousov cho biết những đơn vị này sẽ được đặt tên tương ứng với tỉnh phụ trách bảo vệ là Belgorod, Bryansk, và Kursk. Bộ trưởng Belousov nhấn mạnh nhiệm vụ của những đơn vị này là bảo vệ người dân địa phương và bảo vệ lãnh thổ Nga trước các đợt tấn công bằng thiết bị bay không người lái và phương tiện tấn công khác.

Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga, tại cuộc họp này, Bộ trưởng Belousov cũng đã bổ nhiệm một số quan chức phụ trách an ninh biên giới. Cũng trong ngày 20/8, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, tướng Oleksandr Syrskyi khẳng định quân đội nước này đã tiến sâu 28 - 35 km vào tỉnh Kursk của Liên bang Nga, trong khi Moskva đang điều động một số quân từ các hướng khác để tăng cường các vị trí ở Kursk.

Binh sĩ Nga giao tranh với các lực lượng Ukraine tại khu vực Kursk. Ảnh: TASS

Bộ Ngoại giao Nga đã triệu tập đại biện lâm thời Mỹ tại Nga, bà Stephanie Holmes, liên quan cáo buộc một công ty quân sự tư nhân Mỹ dính líu vụ Ukraine tấn công tỉnh Kursk của Nga. Động thái trên diễn ra sau khi Công ty quân sự tư nhân Forward Observations Group (FOG) của Mỹ đăng một bức ảnh trên Instagram.

Bức ảnh chụp các thành viên của công ty này mặc quân phục và cầm vũ khí, nói rằng họ đang tham gia vào cuộc tấn công của Ukraine vào khu vực biên giới Nga. Trong bức ảnh, ba binh sĩ đang đeo băng tay màu xanh dương, thường được binh sĩ Ukraine sử dụng trên chiến trường.

Forward Observations Group, một công ty quân sự tư nhân có trụ sở tại Mỹ, đăng bức ảnh có gắn thẻ "Những chàng trai ở Kursk" vào ngày 16/8. Ảnh: FOG

Theo một thông cáo báo chí được đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Nga, bằng chứng này mâu thuẫn với tuyên bố của chính quyền Tổng thống Joe Biden rằng Mỹ không liên quan đến các cuộc tấn công Kursk mà Ukraine thực hiện.

Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc thêm rằng những hành động này rõ ràng thể hiện vai trò của Mỹ là bên tham gia trực tiếp vào xung đột. Ngoài ra, Nga cũng phản đối các nhà báo Mỹ hiện diện trên lãnh thổ Nga khi họ đưa tin về cuộc tấn công xuyên biên giới của Ukraine. Nga cáo buộc họ xâm nhập trái phép vào khu vực Kursk để tuyên truyền cho Ukraine. Theo Bộ Ngoại giao Nga, các công dân Mỹ liên quan đến các hành vi này sẽ bị các cơ quan có thẩm quyền điều tra theo Bộ luật Hình sự của Liên bang Nga để đảm bảo họ phải chịu trách nhiệm. Mỹ chưa lên tiếng về thông tin trên.

Nga cáo buộc ba nước NATO hỗ trợ Ukraine tấn công Kursk

Tờ Izvestia ngày 21/8 đưa tin Nga cáo buộc cuộc tấn công của Ukraine vào khu vực Kursk đã được chuẩn bị với sự hỗ trợ của tình báo Mỹ, Anh và Ba Lan.

Hình ảnh từ một video công bố ngày 20/8 cho thấy các xe quân sự bị hư hại, được cho là thuộc đoàn xe của Ukraine bị binh sĩ Nga phá hủy trong cuộc xung đột ở khu vực Kursk.

Izvestia dẫn lời cơ quan tình báo nước ngoài của Nga cho biết các đơn vị tham gia cuộc tấn công đã được huấn luyện và phối hợp chiến đấu tại các trung tâm huấn luyện ở Anh và Đức. Các cố vấn quân sự từ các nước thành viên NATO hỗ trợ việc quản lý các đơn vị của lực lượng vũ trang Ukraine tấn công lãnh thổ Nga và trong việc Ukraine sử dụng các mẫu vũ khí và thiết bị quân sự của phương Tây.

Cơ quan tình báo Nga khẳng định có thông tin đáng tin cậy về những cáo buộc này, song không cung cấp bằng chứng cụ thể. Ngày 20/8, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Oleksandr Syrskyi cho hay quân đội của họ đã tiến sâu 28 - 35 km vào khu vực Kursk của Nga, trong khi Moskva đang điều động một số quân từ các hướng khác để tăng cường các vị trí ở Kursk.

Tổng thông Putin bất ngờ thăm Chechnya

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến Chechnya vào tối 20/8 (giờ địa phương), trong chuyến thăm đầu tiên đến nước cộng hòa thuộc Nga ở vùng Bắc Kavkaz kể từ năm 2011. Tổng thống Putin đã đến thăm Đại học Lực lượng Đặc biệt Nga cùng với người đứng đầu Chechnya.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến Chechnya vào tối 20/8.

Ông cũng đã thị sát khu vực huấn luyện tại Gudermes, quan sát một số lớp học và trao đổi ngắn với các chỉ huy, huấn luyện viên và những tình nguyện viên tại đây. Đây là lần đầu tiên ông đến thăm ngôi trường này.

Trường được thành lập sau chuyến thăm trước đó của ông đến Chechnya. Vào tháng 2 năm nay, lãnh đạo Chechnia tuyên bố rằng học viện sẽ được đặt theo tên của Tổng thống Putin. Trước đó cùng ngày, ông đã dừng chân tại hai khu vực khác ở Bắc Kavkaz là Kabardino-Balkaria và Bắc Ossetia–Alania.

Thủ tướng Trung Quốc thăm Nga

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã tới thăm Nga và có cuộc hội đàm với người đồng cấp Mikhail Mishustin ngày 21/8, thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác song phương.  

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin khẳng định sự hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực năng lượng, bao gồm dầu mỏ, khí đốt, than đá và điện hạt nhân là sự hợp tác có ý nghĩa chiến lược. Và hai nước coi trọng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực. 

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã tới thăm Nga và có cuộc hội đàm với người đồng cấp Mikhail Mishustin ngày 21/8.

Thủ tướng Lý Cường khẳng định Trung Quốc cam kết sẽ kiên định cùng với các đối tác Nga khi cả hai bên "đối mặt với tình hình quốc tế phức tạp và thay đổi".

Chuyến thăm này nhằm thực hiện chiến lược đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đề ra. Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã ký một số thỏa thuận song phương vào thứ Tư (ngày 21 tháng 8) sau các cuộc hội đàm tại Moscow.

Danh sách các văn bản được ký kết bao gồm kế hoạch hợp tác đầu tư chung giữa Nga và Trung Quốc. Hồi tháng 5, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí sẽ tăng cường "quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược bước vào kỷ nguyên mới".

Tổng thống Putin tiếp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Chuyến thăm của Thủ tướng Lý Cường diễn ra vào thời điểm hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Nga, cũng như khởi động Năm Văn hóa Trung Quốc - Nga.

Phát biểu tại cuộc gặp, Thủ tướng Lý Cường cho biết dưới sự chỉ đạo chiến lược của nguyên thủ hai nước, quan hệ Trung Quốc - Nga đã mở ra kỷ nguyên mới, trở nên mạnh mẽ và vững chắc hơn, hợp tác hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, từ các hoạt động giao lưu nhân dân đến phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề quốc tế.

Theo kế hoạch, sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Mishustin, Thủ tướng Lý Cường đã có cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tối cùng ngày tại Điện Kremlin. Ngoài ra, trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Lý Cường sẽ cùng chủ trì cuộc họp thường kỳ lần thứ 29 giữa người đứng đầu Chính phủ Trung Quốc - Nga.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Sergei Shoigu đã gặp Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tại thủ đô Tehran vào thứ Ba (17/9), sau cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Bình Nhưỡng.

Lấy động lực từ những trải nghiệm hoá trị của mẹ, một sinh viên người Ireland đã tạo ra một thiết bị làm mát da đầu di động dành cho bệnh nhân điều trị ung thư, với hy vọng giúp cho những bệnh nhân giữ được phần lớn mái tóc của mình.

Quyết định thắt chặt kiểm soát biên giới của Chính phủ Đức kể từ ngày 16/9 đã gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng bên phía biên giới nước láng giềng Ba Lan. Nhiều người dân Ba Lan đã bày tỏ không hài lòng với chính sách của Đức.

Điện Kremlin cho biết sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin nhằm đưa các Lực lượng vũ trang Liên bang Nga trở thành đội quân có quy mô lớn thứ hai trên thế giới, nhằm đối phó với các mối đe dọa ngày càng gia tăng ở biên giới phía Tây cũng như tình hình bất ổn ở biên giới phía Đông nước này.

Người đứng đầu cơ quan Liên hợp quốc về người tị nạn Palestine thông báo, tỷ lệ bao phủ vaccine bại liệt ở dải Gaza đã đạt 90%.

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết, việc triển khai gói hỗ trợ kinh tế trị giá 13,5 tỷ đô la Mỹ vào cuối tháng này chắc chắn sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ hơn.