Đặc sắc Lễ hội Chử Đồng Tử Tiên Dung
Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 20km, đi xuôi dòng sông Hồng sẽ đến đền Chử Đồng Tử hay còn gọi là đền Đa Hòa ở xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nơi diễn ra Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung (từ mồng 10 đến 12/2 âm lịch).
Được tổ chức 3 năm một lần, lễ hội nhằm tưởng nhớ một huyền thoại đẹp về tình yêu bất tử. Năm 2023 lễ hội truyền thống này đã được ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Chia sẻ của một du khách đến từ Hải Phòng, chị Lê Thị Thủy cho biết niềm vui và sự háo hức khi được về Hưng Yên dự lễ hội. Chị bày tỏ sự thích thú khi được tìm hiểu về tình yêu của Chử Đồng Tử và Tiên Dung, nhất là về Chử Đồng Tử - một trong 4 vị thánh là Tứ bất tử của Việt Nam.
Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung còn giữ được rất nhiều nghi lễ cổ truyền vô cùng độc đáo, nổi bật là lễ rước Thành Hoàng làng của 9 làng thuộc Tổng Mễ xưa về đền Đa Hoà. Lễ rước nước vô cùng đặc sắc với sự tham gia của đoàn thuyền rồng khổng lồ lướt sóng ra giữa dòng sông Hồng lấy nước về lễ Thánh.
Đoàn rước uy nghi, sắc màu rực rỡ cùng tiếng chiêng, tiếng trống giục dã làm náo nức cả dòng người trẩy hội. Lễ rước nước là một nghi thức tâm linh rất đặc sắc, biểu hiện tín ngưỡng của cư dân sống ở ven sông Hồng với nền văn minh lúa nước, cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Lễ hội mang giá trị văn hoá sâu sắc, là bức tranh về đời sống hết sức phong phú, sinh động của người Việt cổ vùng đồng bằng, trung du Bắc bộ trong việc khai phá đầm lầy, phù sa ven sông Hồng từ hàng ngàn năm về trước. Đây không chỉ là huyền thoại về tình yêu mà còn là bài ca về lòng hiếu thảo, về đạo làm người, là minh chứng của nền văn minh lâu đời của dân tộc Việt Nam.
Đến với lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung, hòa trong không khí dòng người trẩy hội, bao bộn bề lo toan dần như tan biến, đọng lại là những tiếng cười, là niềm vui, là sự gắn kết cộng đồng trong mỗi người.
Trải nghiệm những nét đẹp văn hóa truyền thống trong lễ hội, mỗi du khách sẽ thấy mình lạc quan, yêu đời hơn, cảm thấy cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa và sống hướng thiện hơn.
Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam cùng Phạm Lê Collection, gia đình cố họa sĩ Trần Phúc Duyên và Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức tọa đàm và ra mắt sách “DUYÊN: Hiện thực, Trừu tượng, Thiền họa - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Trần Phúc Duyên".
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có công văn về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025.
Trong những năm gần đây, du lịch văn hóa đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển nền kinh tế và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa.
Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Quà tặng của nhân gian” - sự kiện văn hoá của Hà Nội để đón chào năm mới 2025 đã được tổ chức tại không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Đón xuân mới 2025, nhóm hoạ sỹ G39 đã giới thiệu tới công chúng triển lãm với chủ đề “Tết Tỵ”.
Sáng nay, 5/1, Hiệp hội UNESCO Thành phố Hà Nội đã ra mắt thêm một thành viên mới là Câu lạc bộ UNESCO Di sản văn hoá và áo dài lụa Việt.
0