Đặc sắc lễ hội Halloween tại các quốc gia trên thế giới

Halloween là một lễ hội hóa trang truyền thống phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, có nguồn gốc Kitô giáo và được tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng 10. Những ngày này, người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới lại nô nức hóa trang, tổ chức tiệc tùng và vui chơi.

Ở Mỹ, Tổng thống Joe Biden và Đệ nhất phu nhân đã tổ chức lễ Halloween tại Nhà Trắng. Lễ hội năm nay nhằm tôn vinh sách được Nhà Trắng gọi là lễ kỷ niệm "Hallo-READ". Tổng thống và Đệ nhất phu nhân đã trao tặng sách và kẹo cho các em nhỏ tham gia sự kiện. Theo Hiệp hội Lịch sử Nhà Trắng, Halloween đã được tổ chức tại Nhà Trắng từ giữa thế kỷ 20.

Tại thủ đô Copenhagen của Đan Mạch, không khí lễ hội Halloween đã tưng bừng và rộn ràng trên khắp đường phố, đặc biệt là ở công viên giải trí Tivoli. Người dân đã trang trí 20.000 chiếc đèn bí ngô để chuẩn bị cho dịp lễ năm nay. Ngoài những quả bí ngô, tại công viên còn có những hình ảnh và âm thanh theo chủ đề Halloween, tạo cho du khách cảm giác phấn khích khi đến đây vào ban đêm.

Bên cạnh công viên giải trí Tivoli, công viên chủ đề Legoland của Đan Mạch cũng trưng bày 12.000 nhân vật biểu tượng Halloween được xếp bằng lego để chào mừng dịp lễ này. Đáng chú ý, du khách tới công viên sẽ được chiêm ngưỡng quả bí ngô bằng lego lớn nhất thế giới. Trái bí ngô Halloween khổng lồ có chiều rộng lên tới 2,5 mét và cao 1,5 mét. Quá trình hoàn thiện tác phẩm này mất tới ba tuần và sử dụng hơn 100.000 viên xếp hình lego.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số nạn nhân thiệt mạng trong vụ sập một đoạn đường thuộc tuyến cao tốc Mai Châu - Đại Bộ ở thành phố Mai Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã tăng lên 36 người. Ngoài ra, còn có 30 người khác bị thương.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã giữ nguyên lãi suất tham chiếu ở mức cao nhất trong 23 năm, đồng thời bác bỏ khả năng tăng lãi suất trong tháng 6.

Bộ Nội vụ Anh cho biết, giới chức nước này đã tiến hành bắt giữ những người nhập cư đầu tiên đủ điều kiện để trục xuất sang Rwanda, một tuần sau khi Đạo luật An toàn Rwanda gây tranh cãi của Thủ tướng Rishi Sunak có hiệu lực.

Tại các trường đại học ở Mỹ, những cuộc biểu tình của sinh viên bày tỏ sự ủng hộ với Palestine và phản đối cuộc chiến của Israel ở Dải Gaza hiện chưa có dấu hiệu dừng lại.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant khẳng định, quân đội nước này đã sẵn sàng thực hiện “bất cứ nhiệm vụ nào” được giao tại thành phố Rafah thuộc Dải Gaza.

Tổng thống Colombia Gustavo Petro khẳng định sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel, trong một động thái nhằm phản đối chiến dịch quân sự của Israel ở Dải Gaza. Tuyên bố của Colombia được xem là đòn giáng tiếp theo vào hình ảnh của Israel, nước đang chịu áp lực dư luận rất lớn vì tình hình Gaza.