Đặc sắc lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2023

Lễ hội văn hoá ẩm thực năm nay được tổ chức trở lại với nhiều gian hàng trưng bày các món ăn đặc sắc ở Hà Nội và các địa phương trên cả nước, thu hút được nhiều du khách đến tham quan trải nghiệm.

Với gần 80 gian hàng của lễ hội chia thành ba khu vực nhằm giới thiệu, trưng bày các món ăn đặc sắc ở Hà Nội và các địa phương trên cả nước, sẵn sàng đón du khách ghé thăm, bao gồm: Cốm Mễ Trì, miến làng So, chè lam Thạch Xá, rượu làng Ngâu, cháo gõ Quảng Phú Cầu,…

Sau nhiều năm gián đoạn bởi đại dịch COVID-19, lễ hội văn hoá ẩm thực năm nay được tổ chức trở lại, thu hút được nhiều du khách đến tham quan trải nghiệm, giới thiệu được nét văn hoá ẩm thực từ nhiều vùng miền khác nhau. Ngoài ra, lễ hội còn có những hoạt động khác như triển lãm ảnh trưng bày hình ảnh về văn hóa, du lịch, ẩm thực của nhiều quốc gia như: Đan Mạch, Veneuzuela, Hàn Quốc, Philippines, Lào, Campuchia… và chương trình giao lưu nghệ thuật với bạn bè quốc tế, có sự tham gia của các nước: Ấn Độ, Mông Cổ, Hàn Quốc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại Liên hoan “Người con hiếu thảo” lần thứ II năm 2024, Thành đoàn - Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội đã tuyên dương 68 gương thanh thiếu nhi Thủ đô tiêu biểu về lòng hiếu thảo, lối sống tốt đẹp, trách nhiệm, có sức lan tỏa trong cộng đồng và xã hội.

Nhân kỷ niệm tròn 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), sáng 23/11, phường Xuân La (quận Tây Hồ) đã long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn Đô thị văn minh”.

Sáng 23/11, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập. Đây là đoàn luật sư được thành lập sớm nhất trong cả nước và đã luôn đồng hành cùng Thủ đô trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm khai trương phố đi bộ Hồ Gươm, chúng ta cùng nhìn lại hành trình bảo tồn và phát huy những giá trị di sản quý báu của Thủ đô. Đây không chỉ là câu chuyện về quá khứ với những dấu ấn lịch sử, mà còn là lời mời gọi khám phá vai trò của các không gian công cộng trong đời sống hiện đại.

Trong quá trình phát triển Thủ đô, di sản văn hóa vừa là nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng thành phố sáng tạo. Với quyết tâm và nỗ lực bền bỉ từ thành phố đến các điạ phương, đơn vị, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá ngày càng đạt kết quả tích cực, góp phần phát triển công nghiệp văn hoá.