Đặc sắc trang phục các dân tộc vùng Đông Bắc
Trang phục truyền thống không chỉ là biểu tượng văn hóa, mà còn là niềm tự hào của mỗi dân tộc. Đến Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Đông Bắc, mỗi người đi hội đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình.
Chị Hà Thị Minh, tỉnh Lạng Sơn, cho biết: “Trang phục dân tộc Tày thường có cúc áo bằng đồng và có điểm nhấn là tiếng kêu xúc xích ở cúc áo này”.
Chị Chu Thị Trang, tỉnh Cao Bằng, nói rằng: “Khi mặc bộ trang phục của dân tộc Nùng này tôi cảm thấy rất tự hào về dân tộc tôi, và thật tự hào khi được quảng bá trang phục này cho tất cả mọi người”.
Trang phục của người Dao với những chiếc khăn đội đầu đặc sắc, không chỉ thể hiện vẻ đẹp mà còn biểu trưng cho sự đoàn kết và lòng tự hào dân tộc. Là một người trẻ, Thùy Trang rất tự hào khi khoác trên mình bộ trang phục đặc trưng của dân tộc mà phải thực hiện trong 4 năm mới hoàn thành tất cả các công đoạn. Lành Thùy Trang (tỉnh Lạng Sơn) cho biết: “Đặc trưng của trang phục này là thêu tay toàn bộ, thực hiện trong 4 năm mới hoàn thành 1 bộ như thế này và trong các lễ hội lớn hay ngày cưới, ngày Tết chúng tôi mới mặc”.
Nhiều cộng đồng dân tộc đang nỗ lực gìn giữ trang phục truyền thống. Thế hệ trẻ được khuyến khích tìm hiểu và học hỏi cách may, thêu trang phục từ ông bà cha mẹ. Một số địa phương đã tổ chức các lớp dạy thêu, dạy may, giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa của trang phục dân tộc.
Ông Đinh Xuân Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc, cho biết: “Việc bảo tồn giữ gìn, trong đó có trang phục, rất quan trọng, bà con hiện nay đang giữ được điều đó. Chúng tôi mong muốn tương lai các cấp chính quyền có chính sách hỗ trợ đồng bào để họ tiếp tục phát huy bản sắc văn hóa, trong đó có giữ gìn trang phục dân tộc”.
Mặc dù nỗ lực bảo tồn trang phục dân tộc đang diễn ra mạnh mẽ, nhưng vẫn còn nhiều thách thức trong đời sống hiện đại. Ngày hội Văn hóa các dân tộc được tổ chức định kỳ cũng là một dịp để tôn vinh trang phục truyền thống và khẳng định bản sắc văn hóa các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.
Là cây ưa khô ráo, nắng hạn, cách đây hơn 2 tháng, hàng nghìn cây hoa giấy ở Phù Đổng có nguy cơ bị thối rễ do ngập nước. Người dân làng Phù Đổng đã kiên trì hồi sinh cho những cây hoa giấy, để giờ đây, các nhà vườn lại rực rỡ sắc màu.
Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
0