Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên khai đàn Pháp hội cầu an

Ngày 27/1 (mùng 6 tháng Giêng năm Quý Mão) Pháp hội Đại Bi Quan Âm đã được khai đàn trọng thể tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên (Tam Đảo) thu hút hàng nghìn du khách về dự cầu nguyện quốc thái dân an, đón mừng năm mới 2023. Nhân dịp này bức tranh Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn cũng đã được khai mở.
Hàng ngàn du khách, Phật tử về dự lễ

 

Trong cảnh sắc Xuân Tây Thiên tưng bừng không khí lễ hội, mặc dù trời chuyển lạnh dưới 12 độ C nhưng hàng nghìn Phật tử và du khách thập phương đã đổ về khu quần thể Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên để tham dự Đại lễ cầu an với nhiều nghi lễ tâm linh đặc sắc.

Bức tranh thêu Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn.

Cũng trong Đại pháp hội cầu an lần này, một lần nữa, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng kiệt tác nghệ thuật Phật giáo - Bức Đại Thongdrol Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn - cao 16m rộng 12m.  Bức tranh thêu này đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) xác lập kỷ lục cho tranh cuộn Phật giáo lớn nhất. 

Nghi lễ khai quang Tôn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

Một điểm nhấn của Pháp hội là nghi lễ khai quang Tôn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni sống động cao hơn 3m trong lòng ngôi Đại Bảo Tháp. Tôn tượng này là phiên bản đặc biệt của tượng Phật trong Tự viện Hemis – ngôi tự viện cổ lừng danh thuộc thánh địa Hemis, vùng Himalaya. 

Hàng nghìn du khách về dự Pháp hội cầu an.

Buổi Đại lễ là một sự kiện văn hóa - tâm linh giàu màu sắc, âm thanh và sự thăng hoa khi công chúng được liên tục chiêm ngưỡng những màn trình diễn sống động, ý nghĩa được trình diễn bởi các vị Tăng sĩ Truyền thừa Drukpa, tiết mục Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn do các  nghệ sĩ múa Việt Nam biểu diễn trên nền nhạc xứ tuyết Himalaya, màn trình diễn trống Pháp Vũ Rồng Thiêng đầy hào sảng do chính các Ni sư ở trụ xứ Tây Thiên thể hiện…Pháp hội Đại Bi Quan Âm sẽ tiếp tục diễn ra trong 2 ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không chỉ có bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, hòa bình và hữu nghị, Hà Nội còn là địa phương giàu có nhất cả nước về di sản văn hóa. Việc cải tạo, tu bổ và biến các di sản, di tích tại các khu phố cổ trở thành điểm du lịch đang là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.

Thông qua lăng kính nghệ thuật, đặc biệt là hội họa, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được thổi hồn và tái hiện sống động, với những góc nhìn mới mẻ, đầy màu sắc.

Sống ở Thủ đô, gần như ai cũng đã từng đi qua và biết đến Bưu điện Hà Nội, hay còn gọi là Bưu điện Bờ Hồ và chiếc đồng hồ khổng lồ trên nóc tòa nhà ấy. Ngay từ khi chính thức đổ tiếng chuông đầu tiên, nó đã trở thành một phần trong cuộc sống, mang lại nhiều kỷ niệm, ký ức đẹp đẽ cho nhiều thế hệ người Hà Nội.

Lần đầu tiên có một công trường khai quật rộng với hơn 6.000 m² tại một ngôi làng cổ có niên đại khoảng 3.500 năm và cũng là lần đầu tiên phát hiện ra khu mộ tiền Đông Sơn.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Phygital Labs và Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ xây dựng triển khai giải pháp du lịch trải nghiệm đa tương tác tại Hải Vân Quan.

Đền Bạch Mã xưa thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, là cửa sông Tô Lịch thông với sông Hồng, còn nay là số nhà 76 - 78 phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).