Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Đa số các đại biểu nhận định: việc sửa đổi toàn diện Luật Việc làm đã đảm bảo thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm bền vững.
Theo đại biểu Trần Thị Thu Hằng, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông, cần bổ sung nhóm đối tượng truyền nghề truyền thống vào dự thảo Luật: “Đối với một số địa phương có đặc thù dân cư sinh sống bao gồm nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề bảo tồn, duy trì nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc riêng, vì trên thực tế đối tượng truyền nghề truyền thống không có chứng chỉ hành nghề nên các địa phương gặp nhiều khó khăn trong chi trả chế độ, khuyến khích họ tham gia trao truyền, giảng dạy kỹ năng mà họ có sự kế thừa từ thế hệ trước và kinh nghiệm cá nhân".
Cho ý kiến về nội dung quy định về trợ cấp thất nghiệp và các đối tượng được hưởng chính sách về việc làm, đa số các đại biểu nhấn mạnh dự thảo luật cần rà soát các đối tượng được hưởng chính sách để tránh bỏ sót. Bà Điểu Huỳnh Sang - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước, cho biết: “Hiện nay, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng chỉ bằng 60% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp, tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng. Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để phù hợp với thực tiễn cuộc sống hiện nay”.
Góp ý vào điểm d, khoản 2, tại Điều 8, nhiều đại biểu kiến nghị bổ sung thêm nhóm đối tượng được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm với mức lãi suất thấp hơn, là người lao động trong hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người cao tuổi thường xuyên đau ốm, không có khả năng lao động và không tự chăm sóc được bản thân.
Liên quan đến Điều 58 quy định đóng bảo hiểm thất nghiệp, các đại biểu bày tỏ băn khoăn tính khả thi của quy định này khi áp dụng vào thực tiễn chưa cao bởi vì việc cơ quan bảo hiểm xã hội thu được số tiền mà doanh nghiệp chậm đóng hoặc trốn đóng mới trả lại cho người lao động còn chậm trễ. Do đó, đề nghị cần xem xét lại quy định và đề xuất trong trường hợp vẫn giữ quy định thì phải có thời hạn giữ, thời hạn trả tiền cụ thể, rõ ràng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động.
Sáng nay, 27/11, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Ba Đình tổ chức hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô.
Quận Bắc Từ Liêm xác định chuyển đổi số “là xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu để phát triển nhanh và bền vững”. Với hệ thống di tích và di sản đồ sộ, các nhà khoa học cho rằng đây là lợi thế rất lớn.
Trong phiên làm việc sáng 27/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng nay, 27/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội biểu quyết thông qua các nội dung: Luật Phòng không nhân dân, Luật Công đoàn (sửa đổi) và Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.
Sáng 27/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội để nghe báo cáo kết quả về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại của thành phố năm 2024 và kế hoạch năm 2025, giai đoạn 2025 - 2030.
Sáng 27/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương, cho rằng cần có quy định bắt buộc về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
0