Đại biểu Quốc hội ủng hộ lập Quỹ Bảo tồn di sản

Đại biểu Thích Đức Thiện, Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên, cho rằng việc thành lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa là rất cần thiết, để hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo tồn, tu bổ, phục hồi di sản văn hóa mà ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được.

Chiều 23/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Quan tâm và ủng hộ việc thành lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa, đại biểu Thích Đức Thiện cho biết, theo thống kê, cả nước ta hiện có hơn 40.000 di tích, hơn 70.000 di sản văn hóa phi vật thể, 15 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh và 9 di sản tư liệu… Đây vừa là niềm tự hào dân tộc, vừa là nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Tuy nhiên, theo đại biểu Thích Đức Thiện, thực tế cho thấy nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích ở nước ta còn rất thấp so với yêu cầu thực tế. Nhiều di tích, di sản văn hóa đang bị xuống cấp, mai một, cần sự quan tâm và nguồn lực để khôi phục, tôn tạo nhằm phát huy giá trị lịch sử, phục vụ đời sống.

Vì vậy, đại biểu Thích Đức Thiện cho rằng, việc thành lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa là rất cần thiết, để hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo tồn, tu bổ, phục hồi di sản văn hóa mà ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được. Quỹ sẽ góp phần bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa, vốn là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Từ thực tế tham gia trực tiếp vào việc trùng tu các di tích, Đại biểu Thích Đức Thiện cho rằng để Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa hoạt động hiệu quả, cần có các cơ chế, chính sách đặc thù như miễn giảm thuế, phí cho các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp cho Quỹ, nhằm thu hút nguồn lực xã hội hóa cho hoạt động của Quỹ. Bên cạnh đó, quá trình quản lý, điều hành và sử dụng Quỹ cần đảm bảo rõ ràng, công khai, minh bạch, để tạo niềm tin cho các nhà tài trợ. Quỹ cần phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, các chuyên gia trong việc thực hiện quy trình trùng tu, tôn tạo, bảo đảm tối đa các giá trị gốc của di tích.

Đồng thời, đại biểu cũng đề xuất mở rộng thẩm quyền thành lập Quỹ cho các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, nhằm tạo nguồn lực đa dạng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra cho công tác bảo tồn di sản văn hóa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay, 23/10, Triển lãm quốc tế Vietbuild 2024 với chủ đề “Xây dựng - công nghiệp và trang trí nội, ngoại thất” khai mạc tại TP Hồ Chí Minh, thu hút gần 250 doanh nghiệp tham gia với hơn 1000 gian hàng.

Trước tình trạng ngày càng gia tăng hoạt động của xe quá tải chở vật liệu xây dựng, lực lượng Cảnh sát giao thông – trật tự, Công an huyện Mỹ Đức đã ra quân xử lý vi phạm.

Sau ba tuần lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai cao điểm xử phạt học sinh phạm luật giao thông, số lượng vi phạm có giảm, song vẫn chưa như kỳ vọng.

Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục rà soát, làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để thống nhất phương án đầu tư sân bay Côn Đảo trong tháng 10/2024.

Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố về tăng cường công tác kiểm soát, đảm bảo an toàn khai thác công trình giao thông do ảnh hưởng của cơn bão số 3, Sở GTVT Hà Nội đã tiến hành rà soát và cập nhật danh mục các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa công trình cầu tạm, cầu yếu trên địa bàn Thành phố.

Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đến cuối tháng 10/2024, nhà cung cấp sẽ nhập đủ phôi để cung cấp cho các sở giao thông vận tải có nhu cầu.