Đại dương cần được bảo vệ vì sự sống của con người
Hai năm một lần, các nhà nghiên cứu của Viện Alfred Wegener của Đức lại lên đường tới Biển Bắc Cực bằng tàu nghiên cứu "Polarstern", theo dõi biến đổi khí hậu ở môi trường Bắc Cực và những hậu quả đối với sự sống trên và dưới lớp băng biển đang giảm mạnh. Nhà sinh vật học biển và Chủ tịch Viện Alfred - Wegener Antje Boetius dự đoán rằng trong thế hệ tới, Bắc Cực sẽ không còn băng. Những nỗ lực nhằm làm chậm biến đổi khí hậu cho đến nay vẫn chưa đủ mạnh.
Lượng khí thải toàn cầu đang đẩy nhiệt độ vượt qua giới hạn nóng thêm 1,5 độ C được nêu ra trong Thỏa thuận Paris 2015. Sự giảm sút băng ở Bắc Cực, và bây giờ băng Nam Cực cũng đang biến mất đã gây chấn động giới khoa học.
Suốt một thời gian dài trước năm 2015, các nhà nghiên cứu biển đã quan sát thấy sự suy giảm băng biển ở Bắc Cực, còn ở Nam Cực không hề có sự suy giảm nào trước năm 2015. Nhưng từ đó đến nay, băng ở Nam Cực đang tan với tốc độ nhanh chóng.
Bất chấp những cảnh báo về biến đổi khí hậu do Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đưa ra từ năm 1990, lượng khí thải toàn cầu vẫn tiếp tục tăng trong thập kỷ qua, lên đến mức cao nhất trong lịch sử.
Du lịch biển và ven biển chiếm hơn 50% lượng du khách toàn cầu và đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế của các cộng đồng ven biển. Nó mang lại việc làm, đầu tư và thu nhập nhờ các dịch vụ hệ sinh thái biển có giá trị cũng như giá trị thẩm mỹ của nó. Nhưng nước biển dâng đang có nguy cơ cuốn trôi những khách sạn xinh đẹp ven biển và cùng với đó là hàng tỷ đô la đầu tư, sinh kế của hàng triệu người.
Theo các chuyên gia khí hậu của Liên Hợp Quốc, nếu không có biện pháp thích ứng, thiệt hại do mực nước biển dâng có thể khiến 12 thành phố lớn ven biển châu Phi thiệt hại tới 86,5 tỷ USD vào năm 2050. Thủ đô thương mại Abidjan, ngay sát bờ biển Assinie, là một trong những thành phố như vậy.
Tổ chức Khí tượng Thế giới cảnh báo rằng dân số đang gia tăng nhanh chóng ở các khu vực ven biển trũng thấp của Tây Phi bị đe dọa nghiêm trọng bởi mực nước biển dâng cao toàn cầu do sông băng tan chảy quá mức và mức nhiệt đại dương cao kỷ lục. Theo chương trình quản lý bờ biển của bang, thiên đường du lịch này được xếp vào loại điểm nóng về xói mòn bờ biển do tỷ lệ mất bãi biển cao, tốc độ xói mòn trung bình toàn quốc từ 0,5 đến 3 mét mỗi năm.
Hồi tháng 8, một loạt các đợt sóng dữ lớn ập vào bờ biển, dâng cao hơn bao giờ hết và tàn phá những ngôi nhà và cơ sở kinh doanh mà chủ sở hữu thiếu vốn hoặc thiếu tầm nhìn xa. Hơn ba tháng sau đó, nước đã rút khỏi mức đỉnh điểm nhưng các khách sạn và nhà hàng khác đang phải vật lộn để mở cửa trở lại.
Điều phối viên của Chương trình quản lý môi trường ven biển quốc gia, Eric Djagoua, nói rằng những hiện tượng cực đoan như vậy đang trở nên thường xuyên hơn và cần có ý chí chính trị mạnh mẽ hơn để bảo vệ cơ sở hạ tầng ven biển dễ bị tổn thương. Vấn đề rõ ràng là rất cấp bách. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới từ năm 2019, các khu vực ven biển của Tây Phi chiếm ít nhất 56% hoạt động kinh tế và 1/3 dân số của khu vực. Ngay cả khi yêu cầu trở nên cấp bách hơn, các nước giàu vẫn chưa thực hiện được lời hứa cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước nghèo hơn thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc FAO ước tính có khoảng 600 triệu người phụ thuộc ít nhất một phần vào nghề cá và nuôi trồng thủy sản. Hầu hết họ đều ở các nước đang phát triển và là những người đánh cá thủ công và nuôi cá quy mô nhỏ.
Năm 2019, thực phẩm từ thủy sản đã cung cấp cho khoảng 3,3 tỷ người ít nhất 20% lượng protein động vật trung bình tiêu thụ, tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở nhiều nước nghèo. Thêm vào đó, mặc dù tài nguyên đại dương thúc đẩy tăng trưởng và đem lại sự giàu có, nhưng tác động của con người đẩy chúng đến nguy cơ cạn kiệt.
Ngành khai thác hàu ở Texas, Mỹ có khả năng đạt trị giá ít nhất 30 triệu USD mỗi năm nhưng trong những năm gần đây hiếm khi đạt được mức đó. Sản lượng đánh bắt hàu đang suy giảm ở bang Texas, Mỹ do biến đổi khí hậu và khai thác quá mức.
Trung bình hàng năm số lượng hàu đánh bắt được ở Vịnh Galveston đã giảm từ khoảng 730 con hàu đánh bắt được mỗi giờ từ 2000 đến 2003 con năm 2019 xuống chỉ còn hơn 220 con trong năm 2022.
Việc đánh bắt quá mức và mang tính hủy diệt cũng làm tổn hại quần thể hàu.
Để thu hoạch hàu, các thuyền kéo tàu quét qua các rạn hàu, kéo san hô đổ lên thuyền, sau đó lọc ra những con hàu có kích thước hợp pháp. Hiệp hội Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ cho biết việc nạo vét hàu sẽ phá hủy rạn hàu, làm hỏng môi trường sống của cá và cua. Các nhà khoa học ước tính ít nhất 85% các rạn hàu trên thế giới đã bị mất, phần lớn là do khai thác quá mức và bệnh tật ở các loài sinh vật biển.
Các nhà sinh học biển của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đang nỗ lực làm việc trên mọi miền đất nước, cố gắng giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và sự phát triển nhanh chóng của quốc gia vùng Vịnh này đối với sinh vật biển.Theo cơ quan theo dõi sóng nhiệt của Đại học Dalhousie, chỉ riêng mùa hè này, 23% đại dương trên thế giới đã trải qua đợt nắng nóng, tương đương diện tích của toàn bộ Đại Tây Dương.
Những hiện tượng thời tiết cực đoan, và sự nóng dần lên của trái đất, có tác động sâu rộng đến đời sống đại dương và môi trường, khiến một số loài rời khỏi môi trường quen thuộc để đến nơi có nhiệt độ phù hợp hơn, trong khi những loài khác có thể thích nghi với điều kiện mới ở nơi ở cũ hoặc bị tuyệt chủng. Ngoài ra, theo các nhà sinh học, sự phát triển nhanh chóng ở các quốc gia như UAE, với các dự án phát triển thường xuyên, có thể gây áp lực lớn cho sinh vật biển.
Những nơi như Khu dự trữ sinh quyển biển Marwah ở Abu Dhabi đang nỗ lực chống lại những tác nhân gây căng thẳng này. Theo Cơ quan Môi trường - Abu Dhabi (EAD), cơ quan đã nghiên cứu Bò biển trong 20 năm qua, khu dự trữ sinh quyển này là nơi sinh sống của hơn 3.000 con Bò biển.
Bò biển là loài động vật sinh sản chậm, từ ba đến bảy năm một lần, tùy thuộc vào việc chúng có cảm thấy an toàn hay không và có sẵn thức ăn hay không. Hoạt động xây dựng là một mối đe dọa đối với cả bò biển và có biển, thức ăn của chúng. Trong hai thập kỷ qua, UAE chứng kiến sự tăng trưởng dân số nhanh chóng cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng và các dự án phát triển cả trên biển và gần bờ biển để đáp ứng nhu cầu cao.
Đại dương là bể chứa carbon lớn nhất, hấp thụ khí nhà kính và giảm thiểu đáng kể tác động của biến đổi khí hậu - tuy nhiên đại dương đang bị đe dọa bởi nhiệt độ tăng, quá trình axit hóa và mực nước biển dâng. Các bể chứa “carbon xanh” như đầm lầy thủy triều ở rừng ngập mặn và đồng cỏ biển cô lập và lưu trữ lượng carbon trên một đơn vị diện tích nhiều hơn so với rừng trên cạn. Chúng cũng bảo vệ cộng đồng ven biển khỏi lũ lụt và bão. Nhưng đại dương đang bị đe dọa bởi ô nhiễm từ nhiều nguồn, chủ yếu là từ đất liền và các hoạt động trên biển. Nhựa là một trong những phần dễ thấy nhất của tình trạng ô nhiễm này; và vi nhựa đã được tìm thấy trên khắp thế giới, trong chuỗi thức ăn, không khí, đại dương, nước mưa và băng ở Bắc Cực.
Ô nhiễm nhựa gây tổn hại cho nền kinh tế, hệ sinh thái, an ninh lương thực và ngày càng có nhiều bằng chứng về tác động tiềm ẩn đối với sức khỏe con người, bao gồm cả sự hiện diện của vi hạt nhựa trong máu của chúng ta. Nếu không có hành động thích hợp, tổng chi phí mà các chính phủ phải gánh để quản lý rác thải nhựa từ năm 2021 đến năm 2040 theo một số ước tính sẽ lên tới 670 tỷ USD và nếu không hành động, chi phí có thể đặc biệt cao đối với các doanh nghiệp (ước tính rủi ro tài chính hàng năm là 100 tỷ USD đến năm 2040).
Tiềm năng kinh tế biển rất to lớn. Vận tải biển chiếm hàng nghìn tỷ đô la trong thương mại. Du lịch biển cũng mang lại hàng tỷ đô la. Năng lượng ngoài khơi, như dầu, khí đốt và gió, cũng là một phần của nền kinh tế biển. Các nước cần xem xét mối liên hệ giữa khí hậu, đa dạng sinh học và phát triển giữa các lĩnh vực đại dương. Điều cần thiết là một cách tiếp cận phát triển bền vững và tổng hợp của các thành phần kinh tế khác nhau để có một đại dương lành mạnh, bền vững.
Trong bối cảnh chính trị Mỹ đang trải qua những biến động mạnh mẽ, ông Donald Trump đã khiến nhiều người đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với những lựa chọn nội các lần này.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chính thức bước sang ngày thứ 1.000 vào hôm nay, 19/11/2024. Ukraine đang đối mặt với một mùa đông nữa, khi các cơ sở năng lượng bị phá hủy nghiêm trọng, lượng dự trữ đạn dược ngày càng cạn kiệt.
Xung đột Nga - Ukraine bước vào một bước ngoặt mới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã cho phép Kiev dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào Nga.
Năm 2024, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về ô nhiễm bầu khí quyển, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024 quy tụ khoảng 20.000 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên trên khắp châu Á, Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Với chủ đề năm APEC 2024 là “Trao quyền, Bao trùm, Tăng trưởng”, nước chủ nhà Peru kỳ vọng thông qua các Hội nghị lần này thúc đẩy sự thịnh vượng lớn hơn trong khu vực.
Việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ được dư luận quốc tế nhìn nhận như một thách thức mới cho quan hệ Mỹ - Trung, vốn đã trải qua nhiều sóng gió trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump.
0