Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 400 thế giới

Trong kỳ xếp hạng lần này của Tổ chức xếp hạng QS, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có sự thăng tiến mạnh về vị trí khi được xếp hạng 325 thế giới.

Tổ chức xếp hạng đại học thường niên cho các cơ sở giáo dục đại học trên toàn thế giới (Tổ chức xếp hạng QS) vừa công bố kết quả xếp hạng cho 1.751 cơ sở giáo dục đại học.

Vị trí xếp hạng của Đại học Quốc gia Hà Nội tăng 456 bậc so với vị trí xếp hạng trong top 781-790 tại kỳ xếp hạng QS 2024, vị trí 51 của khu vực châu Á và số 1 Việt Nam.

Bảng xếp hạng QS cung cấp góc nhìn độc đáo về những cơ sở giáo dục đại học đang thực hiện cam kết theo đuổi sự phát triển bền vững gắn với trách nhiệm quốc gia, đánh giá toàn diện các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới về cam kết và tác động của các trường đối với phát triển bền vững thông qua hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, phục vụ cộng đồng. Trong kỳ xếp hạng QS 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã gia tăng điểm số ở tất cả các tiêu chí thuộc 3 tiêu chuẩn: Quản trị, tác động môi trường và tác động xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những ngày trước Tết Nguyên đán, nhiều trường học ở Hà Nội tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh gắn liền với Tết cổ truyền, với mong muốn các thế hệ học sinh gìn giữ nét văn hoá truyền thống của dân tộc.

Từ tháng 1/2025, các trường đại học, cao đẳng tại Hà Nội đã thảo luận sôi nổi xung quanh chủ đề đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số khi sinh hoạt chính trị về "Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".

Triển khai đại trà giáo dục STEM ở các trường tiểu học là điểm đáng chú ý trong nhiệm vụ của giáo dục tiểu học năm học 2024-2025.

Với mục đích nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh các nhà trường, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội phối hợp cùng các văn phòng luật sư đã tổ chức phiên tòa giả định với đẩy đủ quy trình như một phiên tòa thực tế.

Tết Ất Tỵ 2025, hơn 1 triệu giáo viên trường công lập trên cả nước có chung niềm vui khi theo quy định mới, họ sẽ nhận mức thưởng cao nhất được chi từ quỹ lương (khoảng 6 - 7 triệu đồng/giáo viên).

Triển khai thực hiện Nghị quyết 18, nhiều cơ sở đào tạo lên kế hoạch giảm đầu mối quản lý, tinh gọn bộ máy và tăng cường tự chủ tài chính để giảm phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước.