Đại hội XIV của Đảng là thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới
Tham dự buổi trao đổi có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng; lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; các đồng chí Thứ trưởng và tương đương các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thường trực các Tổ biên tập Văn kiện Đại hội XIV, Tổ trưởng Tổ biên tập báo cáo chính trị tại các địa phương, bộ, ngành và các đồng chí học viên các lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV.
Đây là chuyên đề đặc biệt quan trọng để chuẩn bị cho việc xây dựng, hoàn thiện văn kiện Đại hội Đảng các ngành, các cấp, các địa phương tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV và định hướng xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới.
Ý Đảng hòa quyện với lòng dân trong khát vọng xây dựng đất nước
Về một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, kỷ nguyên thịnh vượng dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới, cho hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu. Đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phát triển theo chế độ xã hội chủ nghĩa, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao; khơi dậy mạnh mẽ hào khí dân tộc, tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng, từ đây, mọi người dân Việt Nam, trăm triệu người như một, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết nhất trí, chung sức đồng lòng, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh.
Cơ sở định vị mục tiêu đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là những thành tựu vĩ đại đạt được sau 40 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giúp Việt Nam tích lũy đủ thế và lực cho sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tiếp theo. Thế giới đang trong thời kỳ thay đổi có tính thời đại, từ nay đến năm 2030 là giai đoạn quan trọng nhất để xác lập trật tự thế giới mới, đây cũng là thời kỳ cơ hội chiến lược quan trọng, giai đoạn nước rút của cách mạng Việt Nam để đạt mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo tiền đề vững chắc đạt mục tiêu 100 năm thành lập nước.
Sự biến chuyển có tính thời đại đem đến thời cơ, thuận lợi mới nhưng cũng xuất hiện nhiều khó khăn, thách thức mới, trong đó thách thức nổi trội hơn. Tuy nhiên, thời cơ, vận hội vẫn có thể xuất hiện giữa những đột biến trong cục diện thế giới. Vấn đề là chúng ta làm sao phải nắm bắt được thời cơ, vận hội đó. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, phát triển vượt bậc.
Lịch sử cách mạng Việt Nam cho thấy, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, bằng sự khơi dậy ý chí tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, bằng việc huy động sức mạnh toàn dân kết hợp với sức mạnh thời đại, Đảng ta đã đưa dân tộc ta giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, tạo nên những kỳ tích trong cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa độc lập, tự do, hạnh phúc. Hiện nay là thời điểm ý Đảng hòa quyện với lòng dân trong khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, thịnh vượng, sớm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng
Trao đổi những định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư nêu rõ, về cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng, bên cạnh những kết quả, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng vẫn còn những tồn tại, hạn chế và yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng, đảm bảo Đảng là người cầm lái vĩ đại, đưa dân tộc ta vượt lên đã trở thành vấn đề cấp thiết, vấn đề sống còn.
Tổng Bí thư yêu cầu cần tập trung thực hiện một số giải pháp chiến lược, thực hiện nghiêm phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, tuyệt đối không để xảy ra làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng. Tập trung tinh gọn bộ máy, tổ chức các cơ quan của Đảng, thực sự là hạt nhân trí tuệ, là “Bộ tổng tham mưu”, là đội tiên phong lãnh đạo cơ quan Nhà nước.
Trong đó, nghiên cứu, đẩy mạnh việc hợp nhất một số cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng, bảo đảm nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng không trùng với nhiệm vụ quản lý; phân biệt và quy định rõ nhiệm vụ cụ thể của các cấp lãnh đạo trong các loại hình tổ chức Đảng, tránh tình trạng làm thay, hoặc tồn tại song trùng, hình thức. Đổi mới mạnh mẽ việc ban hành và quán triệt, thực hiện Nghị quyết của Đảng; xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên thật sự là các “tế bào” của Đảng. Người thực hiện các nghị quyết của Đảng phải là tất cả các đảng viên.
Do vậy, nghị quyết của các cấp ủy, tổ chức Đảng phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu, dễ thực hiện, xác định đúng, trúng yêu cầu, nhiệm vụ, con đường, cách thức phát triển của đất nước, của dân tộc, của từng địa phương, từng bộ, ngành; phải có tầm nhìn, tính khoa học, tính thực tiễn, thiết thực và tính khả thi; tạo sự phấn khởi, tin tưởng, kỳ vọng và động lực thôi thúc hành động của cán bộ, đảng viên, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và nhân dân thực hiện nghị quyết của Đảng.
Xây dựng các chi bộ cơ sở vững mạnh, có tính chiến đấu cao, có năng lực đưa nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống; đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ cơ sở Đảng, đảm bảo hoạt động sinh hoạt chi bộ thực chất, hiệu quả. Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các hoạt động của Đảng. Ban hành quy định phân cấp thẩm quyền kiểm tra, giám sát gắn với phát hiện, xử lý nghiêm mọi hành vi lợi dụng kiểm tra, giám sát để tham nhũng, tiêu cực.
Tinh gọn tổ chức bộ máy với phương châm “Trung ương làm gương - Địa phương hưởng ứng”
Về tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Tổng Bí thư nhấn mạnh, việc sắp xếp tổ chức bộ máy, nhất là đối với các cơ quan Trung ương là vấn đề đặc biệt hệ trọng, có thể coi đây là một cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy; tác động đến sự phát triển của đất nước và tâm tư, tình cảm, quyền lợi của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Đây cũng là vấn đề khoa học tổ chức, rất khó khăn, phức tạp, bởi có nhiều quan điểm, ý kiến với góc nhìn khác nhau. Vì vậy, việc triển khai thực khẩn trương nhưng không nóng vội, cần làm rõ các nguyên tắc để xác định không trùng dẫm chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì, các đơn vị khác phối hợp; làm rõ các chính sách cụ thể để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động (cả việc làm công tác chính trị tư tưởng và chế độ, chính sách), bảo đảm tinh gọn tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới đời sống của cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức và người lao động; bảo đảm bộ máy hệ thống chính trị vận hành liên tục, không đứt quãng, không bỏ trống thời gian, địa bàn, lĩnh vực trong quá trình sắp xếp lại. Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp làm với phương châm “Trung ương làm gương - Địa phương hưởng ứng”.
Nhấn mạnh một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ trong giai đoạn mới, Tổng Bí thư chỉ rõ, đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đánh giá cán bộ theo hướng thực chất, vì việc tìm người, trên cơ sở sản phẩm cụ thể đo đếm được; tăng cường tự đào tạo, tự bồi dưỡng, nhất là đối với yêu cầu của chuyển đổi số; xây dựng cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ có tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Cơ quan tổ chức phải có bộ công cụ đánh giá, phân định rõ người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung với người phiêu lưu, liều lĩnh, viển vông, không thực tế; có cơ chế bảo vệ đối với những trường hợp nguy cơ rủi ro, sai sót từ sớm, ngay từ khi đề xuất kế hoạch; sàng lọc, đưa ra khỏi vị trí công tác đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, thử thách đối với các đồng chí là nhân sự được quy hoạch tham gia cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp, bảo đảm lựa chọn ra được cấp ủy, nhất là người đứng đầu có năng lực lãnh đạo, có sức chiến đấu cao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo vì sự nghiệp chung, có năng lực lãnh đạo thực hiện thắng lợi các chủ trương của Đảng, đưa nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống trên từng lĩnh vực, địa bàn.
Đột phá mạnh mẽ về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản
Chỉ ra một số giải pháp, định hướng chiến lược phát triển kinh tế, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, bẫy thu nhập trung bình, Tổng Bí thư yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, huy động, khơi thông mọi nguồn lực bên trong, bên ngoài, nguồn lực trong dân, phát triển khoa học và công nghệ đồng bộ, thông suốt, tất cả vì sự phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội của đất nước và phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đồng bộ và đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là ưu tiên cao nhất. Tập trung xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, tạo nền tảng xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa mà Cương lĩnh của Đảng đã xác định (dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, Đảng Cộng sản lãnh đạo).
Tập trung phát triển lực lượng sản xuất mới (kết hợp giữa nguồn nhân lực chất lượng cao với tư liệu sản xuất mới, hạ tầng chiến lược về giao thông, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh) gắn với hoàn thiện quan hệ sản xuất. Khởi xướng và thực hiện cách mạng chuyển đổi số. Đẩy mạnh công nghệ chiến lược, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo làm động lực chính cho phát triển.
Về tăng cường tính Đảng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Tổng Bí thư nêu rõ quan điểm, pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cần phải liên tục được hoàn thiện để thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, phát huy dân chủ, vì con người, công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Phổ cập xã hội số trong toàn dân
Về chuyển đổi số, Tổng Bí thư nêu một số giải pháp chủ yếu tập trung xây dựng hành lang pháp lý cho phát triển số, tạo nền tảng để Việt Nam nắm bắt cơ hội từ cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong đó đặt ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số. Đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn. Tập trung xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Kết nối đồng bộ các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính thực chất. Phát triển kinh tế số, xây dựng công dân số; khuyến khích phong trào “bình dân học vụ số” để phổ cập xã hội số trong toàn dân.
Nhấn mạnh, lãng phí hiện nay diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển, Tổng Bí thư lưu ý giải pháp chiến lược những năm tới đó là: Đẩy mạnh phòng, chống lãng phí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Từ ban hành quy định của Đảng để nhận diện, chiến lược quốc gia, quy định của pháp luật và thực thi trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công theo tinh thần “xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng cả lĩnh vực”.
Rà soát, bổ sung các quy định về cơ chế quản lý, các định mức kinh tế - kỹ thuật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước. Hoàn thiện các quy định xử lý hành vi lãng phí; các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công; thể chế trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tạo sự đồng bộ trong chuyển đổi để giảm lãng phí. Giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn; các ngân hàng thương mại yếu kém. Sớm hoàn thành cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác”, “tự nguyện”, như “cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày”.
Tổng Bí thư nhấn mạnh đây là một số nội dung cơ bản cần trao đổi, quán triệt, thống nhất và tổ chức thực hiện trong thời gian tới nhằm đưa Việt Nam vươn cao, vươn xa, vươn tới những mục tiêu mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn là “Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Sáng nay 7/1, Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự liên quan đến ông Lưu Bình Nhưỡng, nguyên đại biểu Quốc hội, nguyên Phó Trưởng Ban Dân nguyện đã diễn tại Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình.
Sáng 7/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1 năm 2025 để thảo luận, cho ý kiến vào 7 nội dung gồm các luật, nghị quyết của Quốc hội, trong đó nhiều nội dung liên quan hoàn thiện pháp luật, đồng bộ với việc sắp xếp tổ chức bộ máy.
Ngày 7/1, Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, đang điều tra vụ một lái xe Grab bị đối tượng dùng hung khí tấn công tại ngã 3 Giải Phóng - Phương Mai.
Sáng ngày 7/1, tại dốc đèo Bẳn, Yên Bái, ôtô đầu kéo kéo theo bồn chở ximăng phía sau rơi xuống vực sâu khoảng 60m khiến 2 người tử vong.
Thời gian qua, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an thành phố đã phối hợp với nhiều đơn vị quận, huyện, đơn vị triển khai nhiều giải pháp trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, kiểm soát giao thông trật tự trên 8 tuyến giao thông xuyên trục, hướng tâm của Thủ đô góp phần giữ vững trật tự đô thị sáng xanh sạch đẹp.
Tại TP. HCM, nhờ vận dụng có hiệu quả Nghị quyết số 98 của Quốc hội, ủy quyền để các quận, huyện chủ động điều chỉnh giá đất và giải ngân đền bù, do đó, nhiều dự án giao thông đã tái khởi động. Trong đó có dự án Vành đai 2 thành phố Thủ Đức.
0