Đắk Lắk có ca nghi mắc đậu mùa khỉ, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, ngày 2/11/2022 tại tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 1 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ trú tại huyện Cư M'gar có tiền sử đi du lịch từ nước ngoài về

Đắk Lắk có ca nghi mắc đậu mùa khỉ, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn trương điều tra người tiếp xúc gần

Ngày 3/11, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế gửi Công văn số 1223/DP-DT đề nghị Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn tỉnh.

Cục Y tế dự phòng cho biết theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, ngày 2/11/2022 tại tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 1 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ trú tại huyện Cư M'gar có tiền sử đi du lịch từ nước ngoài về.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới, tại Việt Nam cũng đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh về từ nước ngoài; để chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh, kiểm soát dịch kịp thời không để bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ, hạn chế tối đa số mắc và tử vong, Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo triển khai ngay một số hoạt động, cụ thể:

Thứ nhất, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ gửi các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur để xét nghiệm chẩn đoán; cách ly, điều trị trường hợp nghi ngờ, lưu ý không để xảy ra lây nhiễm chéo, lây nhiễm đối với nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc, điều trị.

Thứ hai, khẩn trương thực hiện điều tra các trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ trong quá trình đi du lịch ở nước ngoài và tại Việt Nam, tổ chức quản lý, theo dõi sức khỏe và xử lý kịp thời ổ dịch (nếu có) không để dịch lây lan rộng ra cộng đồng.

Thứ ba, đẩy mạnh việc thực hiện nghiêm giám sát dịch bệnh tại cửa khẩu, giám sát tại các cơ sở khám chữa bệnh và giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng để phát hiện sớm, ngăn chặn dịch bệnh kịp thời.

Thứ tư, tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến; sẵn sàng thu dung, phân luồng, điều trị người bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh và phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở xét nghiệm, y tế.

Thứ năm, rà soát cập nhật kế hoạch, kịch bản đáp ứng, diễn tập theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí.

Thứ sáu, đẩy mạnh truyền thông minh bạch, bằng nhiều hình thức cho người dân về các biện pháp dự phòng dịch bệnh tại các cửa khẩu, cộng đồng về dịch bệnh Đậu mùa khỉ theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Thứ bảy, thực hiện công tác thông tin, báo cáo theo quy định.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 13/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp Tiến sĩ Saia Ma’u Piukala, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 339 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng 12% so với trung bình 4 tuần trước).

Việt Nam là nước ASEAN duy nhất thực hiện ghép tạng trên 1.000 ca/năm, trong đó tạng từ người hiến chết não chiếm 6%, tạng hiến từ người sống 94%.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 3 đến 10/5), thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 13 trường hợp so với tuần trước đó.

Một bệnh nhân nam 22 tuổi, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội khởi phát bệnh với triệu chứng đau rát họng, ăn uống kém kèm sốt, có cơn rét run. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao 39 độ, co giật toàn thân, lơ mơ, cứng gáy... và được các bác sỹ chuẩn đoán là mắc não mô cầu.

Người đã tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu do nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu chỉ xuất hiện trong 3-42 ngày sau tiêm. Đây là khuyến cáo mà Bộ Y tế vừa đưa ra.