Đắk Lắk ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh Whitmore

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc bệnh Whitmore tại huyện Krông Pắk. Đây là trường hợp thứ 3 mắc Whitmore tại tỉnh Đắk Lắk từ đầu năm đến nay.

Bác sĩ khám cho bệnh nhân.

Bệnh nhân là nữ, sinh năm 1982, trú tại huyện Krông Pắk.

Theo bệnh nhân chia sẻ, vào ngày 10/10, ở nhà bệnh nhân có biểu hiện đau bụng dữ dội nên nhập Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên khám. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán bị áp xe lá lách nên được tiến hành phẫu thuật điều trị.

Sau khi xuất viện về nhà, bệnh nhân vẫn tiếp tục có biểu hiện đau bụng không khỏi nên ngày 31/10, bệnh nhân nhập viện khám lại.

Lúc này, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh Whitmore trên nền đái tháo đường type 2 và hiện đang được điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

BSCKII. Phạm Hồng Lâm, Trưởng Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết: "Bệnh Whitmore là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi trùng có tên khoa học là Burkholderia pseudomallei gây ra, trong đó có thể gây loét và hoại tử nên người dân hay gọi đây là bệnh "vi khuẩn ăn thịt người", thực chất là do vi khuẩn tiết ra độc chất làm hoại tử các tổ chức. Sau khi được chẩn đoán mắc Whitmore, Khoa Truyền nhiễm phối hợp với Khoa Ngoại đang tích cực điều trị cho bệnh nhân."

Dự kiến, bệnh nhân sẽ tiếp tục được điều trị tấn công bằng kháng sinh mạnh trong vòng 4 tuần tại bệnh viện. Sau đó, nếu hồi phục tốt, bệnh nhân sẽ được cho về nhà tiếp tục điều trị duy trì trong vòng 3 tháng.

Được biết, đây là trường hợp thứ 3 mắc bệnh Whitmore trên địa bàn tỉnh. Trước đó đã có 2 trường hợp mắc bệnh Whitmore tại huyện Ea Súp và Cư Kuin.

Sau khi ghi nhận trường hợp mắc bệnh Whitmore, ngành y tế Đắk Lắk đã triển khai các biện pháp điều tra dịch tễ, khoanh vùng dập dịch nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan.

Bệnh Whitmore là bệnh nhiễm khuẩn cực kì nguy hiểm, do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Vi khuẩn này tồn tại trong đất và nước bị ô nhiễm, có thể gây bệnh cho người và động vật. Đây là bệnh lý nguy hiểm với tỉ lệ tử vong lên tới 40%, biến chứng bệnh nặng và có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không điều trị kịp thời.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 15/5, thông tin từ Sở Y tế Vĩnh Phúc cho biết, sức khoẻ của các công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Shinwon Ebenezer Việt Nam nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm đã cơ bản ổn định, không có bệnh nhân nặng. Tình hình vẫn trong tầm kiểm soát của ngành y tế địa phương.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, trong đó, chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lý.

Từ năm nay, Bộ Y tế sẽ tiến hành mua vaccine cho các đối tượng trong chương trình tiêm chủng mở rộng và phân bổ cho các tỉnh, thành phố theo nhu cầu.

Ngày 13/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp Tiến sĩ Saia Ma’u Piukala, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 339 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng 12% so với trung bình 4 tuần trước).

Việt Nam là nước ASEAN duy nhất thực hiện ghép tạng trên 1.000 ca/năm, trong đó tạng từ người hiến chết não chiếm 6%, tạng hiến từ người sống 94%.