Đảm bảo an toàn thực phẩm tại các lễ hội (ngày 24/2/2023)

Hằng năm, vào dịp đầu Xuân, nhiều địa phương trên cả nước đều tổ chức lễ hội. Để bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) tại các lễ hội, Hà Nội đã chủ động triển khai, kiểm tra, giám sát trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và du khách. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, mời quý vị khán giả cùng đến với chương trình “Hà Nội những góc nhìn” phát sóng hôm nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

"Xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông phải được kiểm tra định kỳ về phát thải khí thải theo lộ trình thực hiện và mức tiêu chuẩn khí thải do Thủ tướng Chính phủ quy định" là điểm mới đáng chú ý tại Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi. Lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nhằm tổ chức quản lý, kiểm soát nguồn khí thải do hoạt động của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây ra, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm không khí, hạn chế phương tiện cá nhân không đảm bảo an toàn kỹ thuật.

Nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đã được đưa vào các chương trình công tác lớn của Thành ủy Hà Nội ở nhiều nhiệm kỳ liên tiếp. Mới đây nhất, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, góp phần xây dựng đô thị văn minh, làm cho Hà Nội trở thành một “đô thị đáng sống”.

Sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, người lao động đã quay trở lại làm việc. Ngay từ những ngày đầu Xuân, nhiều doanh nghiệp đã bội thu đơn hàng, công nhân tất bật bắt nhịp sản xuất, báo hiệu một năm mới nhiều thắng lợi.

Với trên 1.200 lễ hội, Hà Nội là địa phương có số lượng lễ hội lớn nhất cả nước. Việc tổ chức lễ hội bảo đảm bản sắc văn hóa, an toàn, lành mạnh và văn minh là một nỗ lực rất lớn của cấp ủy, chính quyền cũng như nhân dân, nhất là vai trò của cán bộ văn hóa ở cơ sở, Ban quản lý di tích địa phương. Dịp đầu năm mới này cũng là khung thời gian diễn ra nhiều lễ hội, công tác tổ chức, vận hành cũng như thực hiện các biện pháp giám sát, quản lý càng cần được đẩy mạnh để xây dựng các lễ hội luôn là điểm đến thu hút người dân và du khách mỗi dịp xuân về.

Gần đây trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của không ít tập thể cấp ủy, địa phương, đơn vị; trong tham mưu, xử lý công việc của nhiều cá nhân cán bộ, công chức, viên chức đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, cần được thẳng thắn nhìn nhận, phân tích, đánh giá nguyên nhân để có giải pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời. Thời gian qua các cấp uỷ, Đảng trong toàn Đảng bộ thành phố đã triển khai học tập, cụ thể hoá kế hoạch phù hợp với thực tiễn địa phương, cơ quan, đơn vị.

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Đây cũng chính là thời điểm miền Bắc vào mùa hanh khô, độ ẩm trong không khí giảm mạnh, vật liệu khô dễ bắt cháy càng làm nguy cơ cháy, nổ tăng cao, dễ xảy ra những vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng. Trong điều kiện thời tiết như vậy, trên địa bàn Hà Nội sẽ diễn ra hàng loạt các sự kiện, lễ hội với nhiều hoạt động chào mừng xuân mới thu hút rất đông người dân và du khách, đòi hỏi các cơ quan quản lý, lực lượng chức năng tăng cường phối hợp thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn PCCC.