Đảm bảo an toàn vận hành đường sắt bằng công nghệ

Giao thông đường sắt trong suốt nhiều năm qua luôn là vấn đề trăn trở của nhiều cấp, ngành, nhất là khi số vụ tai nạn đường sắt đang có xu hướng gia tăng. Để chủ động phòng ngừa những tai nạn đường sắt do sự cố kỹ thuật, việc nâng cao tay nghề, kỹ thuật cho đội ngũ nhân viên để đảm bảo an toàn chaỵ tàu là hết sức cần thiết.

Chị Nguyễn Diệu Thu (Học viên khóa 2 dự án) là một trong số những cán bộ đầu tiên theo học dự án "Nâng cao năng lực quản lý an toàn đường sắt tại Việt Nam". Công việc bảo trì đường ray giờ đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức so với kiểm tra thủ công trước đây. Dự án giúp đào tạo chuyên gia, cán bộ, công nhân kỹ thuật bảo trì giao thông đường sắt bằng công nghệ tiên tiến nhất đến từ các chuyên gia hàng đầu về đường sắt Hàn Quốc.

Chị Thu chia sẻ: "Dự án rất hữu ích cho công nhân bảo trì, hy vọng có nhiều khóa học phục vụ đường sắt cao tốc sau này nếu có xây dựng ở Việt Nam".

Dự án giúp đào tạo chuyên gia, cán bộ, công nhân kỹ thuật bảo trì giao thông đường sắt bằng công nghệ tiên tiến nhất

Thiết bị được hỗ trợ từ Hàn Quốc chủ yếu tập trung vào việc kéo dài hóa đường ray như máy siêu âm mãng pha có thể đo lường khuyết tật của đường ray, máy đo kỹ thuật số có thể đo chính xác khổ ray, máy kiểm tra độ thẳng cũng như máy đo độ cứng bằng tay. Thông qua việc đào tạo và trang bị về bảo trì đường ray, các kỹ sư Việt Nam sẽ có được năng lực nghiệp vụ thực tế, có thể cắt ray, hàn ray, kiểm tra và đo lường.

Giáo sư Jung Hyuk Sang, Giám đốc Trung tâm Giáo dục và Đào tạo Bảo trì đường ray cho biết: "Cơ sở hạ tầng của đường sắt Việt Nam hiện tại đã khá cũ kỹ. Tuy năng lực kỹ thuật được đánh giá cao nhưng vì cơ sở hạ tầng đã cũ nên việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng cũng là điều rất cần thiết. Thông qua dự án này, chúng tôi đang rất nỗ lực để có thể vừa nâng cao năng lực kỹ thuật, vừa cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng."

Bên cạnh đó, dự án cũng xây dựng hệ thống phòng ngừa sự cố nhằm nâng cao năng lực quản lý vận hành, an toàn hệ thống giao thông đường sắt tại Việt Nam. Toàn bộ dự án sẽ có khoảng 300 người được đào tại tại Việt Nam. Sau đó, 60 người ưu tú nhất tiếp tục được cử sang đào tạo tại Hàn Quốc. Đây sẽ là nguồn nhân lực chính cho các dự án trọng điểm của đường sắt Việt Nam trong tương lai, trong đó có dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam.

Toàn bộ dự án sẽ có khoảng 300 người được đào tại tại Việt Nam

Theo TS. Trương Trọng Vương, quyền Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đường sắt: "Chúng tôi kết hợp chặt chẽ với phía Hàn Quốc, Việt hóa giáo trình dễ hiểu hơn. Bên cạnh đó, các giáo sư Hàn Quốc đưa ra các công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ hàn ray được áp dụng thực tiễn trong thời gian tới."

Bằng dự án phối hợp với Hàn Quốc, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam kỳ vọng sẽ tạo tiền đề xem xét điều chỉnh, bổ sung quy trình bảo trì và định mức bảo trì đường sắt và vận hành hệ thống ứng dụng kỹ thuật số, nâng cao hiệu quả khai thác vận hành. Ngoài nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ vận hành chạy tàu, trong thời gian tới ngành đường sắt cũng xác định tăng cường ứng dụng hệ thống khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới để hạn chế, giảm thiểu tối đa các vụ tai nạn giao thông liên quan đến đường sắt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng phối hợp với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành đặc biệt bộ tem "Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

Tình huống diễn ra trên quốc lộ 13, đoạn giao với đường DT750, thuộc địa phận huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Người phụ nữ đi xe máy đã bật đèn xi-nhan rồi rẽ trái ngay trước đầu xe container, nên bị chèn ngã lăn ra đường.

Việc xe máy luồn lách qua các khe hẹp giữa hai ô tô không khó bắt gặp trên đường phố. Vì muốn nhanh nên một số người bất chấp nguy hiểm, lách qua khe nhỏ hẹp để vượt lên trước.

Năm nay, tuyến Hà Nội - TP.HCM tiếp tục duy trì vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng những đường bay nội địa bận rộn nhất thế giới, với 10,63 triệu ghế cung ứng.

Theo kế hoạch, dự án mở rộng đường Tam Trinh trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội, sẽ hoàn thành vào tháng 2/2026. Tuy nhiên, nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng khiến dự án khó về đích đúng hẹn.

Nhằm giải quyết tình trạng lưu lượng giao thông cao qua nút Cát Linh – Giảng Võ – Giang Văn Minh trong giờ cao điểm, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa thông báo thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường An Trạch, quận Đống Đa.