Đảm bảo ATGT đường thuỷ mùa mưa bão
Chủ phà tại bến đò Liên Trung - huyện Đan Phượng đã tự trang bị áo phao sau khi được lực lượng chức năng tuyên truyền, nhắc nhở về việc đảm bảo an toàn cho hành khách và chính mình khi sử dụng đò, phà qua sông.
Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định và sự nhắc nhở của lực lượng chức năng, ông Hoàng Văn Quý, chủ phà xã Liên Trung, huyện Đan Phượng cho biết: "Để đảm bảo an toàn cho hành khách, chúng tôi luôn tuyên truyền để bà con có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh theo đúng luật giao thông. Thường xuyên được lực lượng cảnh sát nhắc nhở nên chúng tôi luôn chấp hành."
Trước đây, cứ khi vắng bóng lực lượng chức năng, người dân lại chủ quan trong việc tuân thủ luật giao thông, đặc biệt với quy định mặc áo phao khi đi đò. Thời tiết nắng nóng, việc mặc áo phao làm nhiều người cảm thấy bất tiện. Tuy nhiên, ý thức tự giác chấp hành, đảm bảo an toàn cho chính mình khi đi đò, phà qua sông của người dân hiện nay đã được nâng cao.
"Tùy ý thức mỗi người, chứ mặc áo phao là tốt và đảm bảo an toàn nếu không may có gì xảy ra.", anh Trịnh Thực Trọng, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Huê, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên cũng cho biết: "Lần nào đi tôi cũng mặc, không mất vệ sinh, không ảnh hưởng gì. Mặc thì tốt cho mình mà."
Mỗi năm, đặc biệt vào mùa mưa bão, lực lượng cảnh sát đường thủy phụ trách địa bàn đều bám sát hoạt động trên tuyến, tăng cường công tác tuần tra, nhắc nhở và xử lý nếu có sai phạm, tránh để xảy ra những sự cố đáng tiếc.
Đồng thời, các phương tiện tàu thuyền đều được kiểm tra để đảm bảo đủ yêu cầu được phép hoạt động về đăng ký, đăng kiểm.
Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua, công tác xử lý vi phạm an toàn giao thông đường thủy vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Dù Nghị định 139 của Chính phủ quy định mức phạt tăng nặng gấp 10 lần so với trước (tương đương mức 1,5 triệu đồng/ một trường hợp vi phạm đối với hành vi đi đò không mặc áo phao), song tại một số bến khách ngang sông trên địa bàn Hà Nội, người dân vẫn xem nhẹ việc này. Vẫn là những lý do vi phạm quen thuộc như: thời gian di chuyển ngắn, mặc áo phao không đảm bảo vệ sinh, bất tiện…
Theo thống kê, dọc gần 200km đường sông thuộc địa phận Hà Nội có hơn 30 bến đò, phà chở khách ngang sông, vận chuyển hàng nghìn lượt khách mỗi ngày. Để đảm bảo an toàn, ngoài việc kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng, sự hiểu biết, chấp hành nghiêm các quy định an toàn giao thông đường thủy từ phía người dân khi qua phà, qua đò là rất cần thiết.
Bộ Công Thương cho biết, năm 2025, kinh tế đất nước được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện của các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế, xã hội là rất lớn.
Dịp Tết Nguyên đán, lượng khách đi tàu tại ga Sài Gòn tăng đột biến với khoảng 8.000 – 10.000 khách. Năm nay, lượng vé bán ra cao hơn khoảng 25% so với năm ngoái.
Ngày 26/12, quận Thanh Xuân tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Đảng bộ phường Hạ Đình và Đảng bộ phường Thanh Xuân Bắc.
Thực hiện đợt cao điểm tăng cường xử lý vi phạm, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông của Công an thành phố Hà Nội, các đội CSGT địa bàn đã tích cực triển khai nhiều kế hoạch.
Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội đã lên kế hoạch dự phòng gần 2.500 xe phục vụ người dân đi lại trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán tới.
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, từ ngày 21-28/1/2025, tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP Hồ Chí Minh đến các địa phương tăng nhanh chóng.
0