Đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa tại Hà Nội

Năm 2025, thành phố Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa và tổ chức hoạt động liên kết vùng, quảng bá, kết nối giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực công thương.

Kế hoạch số 316 của UBND thành phố do Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền ký ban hành, giao Sở Công Thương chủ trì thực hiện nhằm thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ, hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương và các Nghị quyết của Thành ủy, HĐND thành phố Hà Nội về những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo cân đối cung - cầu, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của Hà Nội và các tỉnh, thành, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội, ổn định đời sống nhân dân; đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân của Hà Nội và các địa phương nắm bắt tình hình cung - cầu thị trường hướng đến ổn định sản lượng, giảm tình trạng dư cung hoặc thiếu cung về sản phẩm, hạn chế tổn thất cho người nông dân, thích ứng với các diễn biến thị trường.

Theo kế hoạch, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức các hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản, hàng hóa tại các tỉnh, thành phố, vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước trong năm 2025.

Ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết: “Sở Công Thương cũng có những hoạt động nằm trong kế hoạch thành phố đã phê duyệt, tập trung thực hiện hội chợ, tuần hàng, hướng đến tăng tổng mức bán lẻ cũng như tăng cường công tác bình ổn, đảm bảo liên kết vùng miền, cũng như thực hiện cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam', trong đó có hỗ trợ phát triển thị trường trong nước”.

Chị Lương Thị Huyền - một người tiêu dùng Hà Nội đánh giá: “Mình thấy chất lượng nông sản Việt Nam ngày càng tốt, mẫu mã ngày càng đẹp, đa dạng, cũng đã thu hút được nhiều đối tượng khách hàng, kích cầu được hàng tiêu dùng Việt Nam. Mình hy vọng một số nơi cũng nên có chương trình khuyến mãi như này để người mua sắm như mình có những trải nghiệm nhiều hơn”.

Thời gian tới, các tỉnh, thành phố sẽ về Hà Nội tổ chức từ 10 - 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản. Sở Công Thương sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giới thiệu, kết nối tiêu thụ các sản phẩm của Hà Nội và các tỉnh, thành phố có nguy cơ dư cung cao trong các mùa vụ, rủi ro từ thị trường tiêu thụ, xuất khẩu; hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp phân phối, chế biến, thương lái, sàn thương mại điện tử, tổ chức đoàn thể.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước diễn biến hàng giả, hàng nhái, hàng cấm còn nhiều diễn biến phức tạp, trong năm 2025, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động rà soát, giám sát, cảnh báo, thanh tra vi phạm. Đồng thời, đề xuất xây dựng Luật Thương mại để siết chặt việc kinh doanh online.

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất được Tổng cục Hải quan công bố, dù suy giảm 3,5% trong nửa đầu tháng 12 so với nửa cuối tháng 11, song tính chung từ đầu năm đến ngày 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu vẫn đạt 747,13 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ 2023.

Trong không khí nhộn nhịp của những ngày cuối năm 2024, nhiều doanh nghiệp đã công bố kế hoạch chi trả cổ tức. Đây được xem như một "món quà Tết" ý nghĩa cho các cổ đông.

Trong phiên giao dịch cuối tuần qua, chứng khoán Mỹ đã phục hồi sau các phiên ảm đạm trước đó, khi số liệu lạm phát PCE thấp hơn so với dự đoán và bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) làm dịu bớt lo ngại về quỹ đạo lãi suất của Mỹ hiện nay.

Theo Báo cáo người giàu Hàn Quốc năm 2024 do Viện nghiên cứu quản lý của Tập đoàn tài chính KB công bố, tính đến cuối năm 2023, số người giàu có tài sản tài chính hơn 1 tỷ won (khoảng 700.000 USD) ước tính là 461.000 người, chiếm 0,9% tổng dân số Hàn Quốc, tăng 1% so với năm trước.

Các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch 23/12, tiếp nối đà tăng mạnh mẽ của Phố Wall.