Đảm bảo quyền lợi cho người dân khi bị thu hồi đất

Với hàng loạt những điểm có lợi hơn cho người sử dụng đất, Luật đất đai 2024 sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng.

Trong những năm qua, Hà Nội đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, nhiều con đường được mở rộng, cùng với đó là việc đền bù giải phóng mặt bằng liên quan đến hàng trăm nghìn hộ dân. Vấn đề khúc mắc nhất đối với một dự án khi giải phóng mặt bằng là giá tiền bồi thường đất.

Vấn đề khúc mắc nhất đối với bất kỳ một dự án nào khi giải phóng mặt bằng là giá tiền bồi thường về đất.

Giá bồi thường từ trước đến nay có sự chênh lệch rất lớn so với giá thị trường, mỗi m2 đất chỉ được bồi thường ước tính bằng khoảng 30% so với giá mua bán thực tế. Điều đó gây thiệt thòi cho người dân có đất bị thu hồi, đồng thời, khiến cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn hơn bởi sự không đồng thuận của người dân.

Những bất cập này đã được khắc phục bởi hàng loạt chính sách được quy định trong Luật đất đai 2024. Luật đất đai 2024 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8 trong đó có rất nhiều điểm mới về bồi thường, hỗ trợ tái định cư và giá đất được xây dựng trên cơ sở tiệm cận với giá thị trường.

Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thường gặp nhiều khó khăn.

Chính phủ  đã ban hành Nghị định 88/2024 ngày 15/7/2024 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Với hàng loạt chính sách mới về đất đai, quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi sẽ được đảm bảo tốt hơn nhiều.

Với hàng loạt chính sách mới về đất đai, quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi sẽ được đảm bảo tốt hơn.

Hiện tại, Hà Nội chưa xây dựng và ban hành bảng giá đất theo Luật đất đai mới. Thời hạn tất cả các tỉnh, thành phải hoàn thành xây dựng và ban hành bảng giá đất hàng năm theo nguyên tắc sát với giá thị trường là từ ngày 1/1/2026.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tình trạng đầu cơ nhà đất rồi để hoang đang ngày một lan rộng ở Hà Nội. Hệ lụy để lại cho thị trường bất động sản, cho kinh tế xã hội là không nhỏ.

Bất động sản là lĩnh vực có quan hệ mật thiết với rất nhiều ngành nghề khác. Bởi vậy, nếu thị trường này rơi vào trạng thái đóng băng, sẽ kéo theo sự khó khăn của hàng loạt lĩnh vực liên quan.

Tại những cuộc đấu giá gần đây ở các huyện của Hà Nội, chỉ có số ít người dân có nhu ở cầu thực, còn lại phần lớn là những đội đấu giá chuyên nghiệp đến từ các địa phương khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng, giờ đây, đấu giá đất đã dần trở thành một “nghề”.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định về ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với đất chuyên trồng lúa.

Để tập trung cho công tác phòng chống lũ, huyện Mê Linh đã có thông báo thay đổi thời gian tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với các thửa đất tại thôn Bạch Đa, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh. Theo đó, cuộc đấu được lùi sang ngày 18/9 thay vì ngày 12/9 như phương án ban đầu.

Tại cuộc đấu giá 47 thửa đất ở huyện Phúc Thọ vào chiều 10/9, có thửa đất đã được trả ở mức rất cao, lên tới 69,8 triệu đồng/1m2. Đáng nói là các lô đất còn được rao bán ngay tại khu vực tổ chức đấu giá khi mà cuộc đấu còn chưa bắt đầu.