Đảng Bảo thủ Anh có lãnh đạo người da màu đầu tiên

Bà Kemi Badenoch đã trở nhà lãnh đạo mới của đảng Bảo thủ Anh sau khi giành hơn 56% số phiếu ủng hộ. Với chiến thắng này, bà Badenoch trở thành nhà lãnh đạo da màu đầu tiên của một đảng lớn tại Anh và là nữ lãnh đạo thứ tư của đảng Bảo thủ.

Bà Badenoch sinh năm 1980 tại London trong một gia đình gốc Nigeria. Bà trở thành nghị sỹ năm 2017, từng giữ chức Bộ trưởng Kinh doanh và thương mại quốc tế trong Chính phủ của cựu Thủ tướng Rishi Sunak và hiện là Bộ trưởng Nhà ở trong nội các đối lập.

Thủ tướng Keir Starmer đã chúc mừng bà Badenoch trở thành người lãnh đạo của đảng Bảo thủ. Cuộc đua giành vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ bắt đầu hồi tháng 6 với 6 ứng cử viên giành được 10 đề cử ban đầu từ các nghị sỹ đảng để tham gia tranh cử. Sau bốn vòng bỏ phiếu, bà Badenoch và ông Robert Jenrick lọt vào vòng cuối khi các thành viên đảng bầu chọn nhà lãnh đạo mới.

Phát biểu sau khi kết quả cuộc bỏ phiếu được công bố, bà Badenoch nhận định đảng Bảo thủ cần phải đối mặt với thực tế mới sau thất bại bầu cử hồi tháng 7, khiến số lượng nghị sĩ của đảng này tại Hạ viện giảm xuống còn 121. Tân lãnh đạo đảng Bảo thủ nhấn mạnh mục tiêu của bà là đảm bảo đến thời điểm diễn ra cuộc bầu cử tiếp theo, đảng này sẽ có những cam kết rõ ràng cũng như kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện các mục tiêu thay đổi đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thể sẽ được quyết định bởi cử tri ở một số bang, thường được gọi là bang chiến trường hay bang dao động.

Thủ tướng Anh Keir Starmer thông báo sẽ tăng gấp đôi ngân sách dành cho Bộ Tư lệnh An ninh biên giới và coi các băng nhóm buôn người như tội phạm khủng bố, nhằm ngăn chặn nạn nhập cư trái phép qua eo biển Manche bằng thuyền nhỏ.

Ngày bầu cử tổng thống Mỹ (5/11) sắp đến và hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định.

Trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, người nhập cư tại Mỹ và những người di cư đang muốn vào Mỹ đều có những lo lắng riêng về kịch bản có thể xảy ra nếu ông Trump hay bà Harris đắc cử.

Iran tuyên bố sẽ huy động quân đội chính quy và sử dụng nhiều loại vũ khí, không chỉ giới hạn ở tên lửa và thiết bị bay không người lái, để tấn công trả đũa Israel. Trong khi đó, Mỹ đã gửi lời cảnh báo tới Iran, đồng thời tăng cường triển khai quân sự tại Trung Đông.

Ngày 4/11, Bộ Ngoại giao Israel cho biết nước này đã chính thức thông báo với Liên hợp quốc (LHQ) về việc chấm dứt quan hệ với Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của LHQ dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA).