Đằng sau cuộc cải tổ tư pháp tại Israel

Theo kế hoạch cải tổ, Chính phủ Israel sẽ có quyền kiểm soát việc bổ nhiệm các thẩm phán và quốc hội sẽ có quyền bác bỏ các quyết định của Tòa án Tối cao. Chính phủ cho rằng những thay đổi này là cần thiết để kiềm chế Tòa án Tối cao, cơ quan mà họ coi là theo chủ nghĩa tinh hoa và không còn đại diện cho người dân Israel nữa. Nếu được thông qua, thì đây sẽ là cuộc cải tổ lớn nhất đối với hệ thống tư pháp của Israel kể từ năm 1948. Còn phe đối lập cho rằng các kế hoạch này đe dọa nền tảng dân chủ của Israel.

Những cải cách được đề xuất không bỗng nhiên mà có. Trước đây, các nhân vật thuộc mọi lĩnh vực chính trị đã từng kêu gọi thay đổi hệ thống tư pháp của Israel. Israel không có hiến pháp thành văn, chỉ có một bộ luật cơ bản gần như hiến pháp, khiến cho Tòa án Tối cao càng trở nên quyền lực hơn, và ngoài Tòa án tối cao ra, Israel cũng không có cơ chế nào khác để kiểm tra quyền lực của Quốc hội Knesset.

Ngay sau khi nhậm chức cách đây 3 tháng, Thủ tướng Netanyahu đã công bố giai đoạn đầu tiên của kế hoạch cải cách tư pháp, bao gồm thông qua việc sửa đổi một số nội dung luật. Trong dự luật được đưa ra, Chính phủ sẽ thay đổi thành phần ủy ban bổ nhiệm thẩm phán gồm 9 thành viên, hạn chế tầm ảnh hưởng của các chuyên gia pháp lý, tăng quyền hạn của Chính phủ trong việc lựa chọn thẩm phán. Dự luật không cho phép Tòa án Tối cao ra phán quyết bác những luật cơ bản mà Quốc hội thông qua. Quốc hội cũng có quyền bác các quyết định của Tòa án Tối cao chỉ với 61/120 phiếu. Thủ tướng Netanyahu và những người ủng hộ nói rằng, những cải tổ này là cần thiết để khôi phục sự cân bằng trong hệ thống và hạn chế các thẩm phán vượt quá quyền hạn khi can thiệp vào lĩnh vực chính trị. Tuy nhiên, kế hoạch cải cách này đã vấp phải những phản ứng gay gắt của các Tổng chưởng lý, Chánh án Tòa án Tối cao, giới thẩm phán.

Các ý kiến chỉ trích lập luận rằng nếu chính phủ quyền lực lớn hơn trong việc bổ nhiệm các thẩm phán, thì các đồng minh của ông Netanyahu sẽ bổ nhiệm các thẩm phán đưa ra phán quyết có lợi cho ông Netanyahu.

Một yếu tố quan trọng khác của những thay đổi sẽ trao cho quốc hội Israel quyền thông qua các luật trước đây đã bị tòa án phán quyết là không hợp lệ, về cơ bản là bác bỏ các quyết định của Tòa án Tối cao. Từ việc trao cho quốc hội quyền lựa chọn thẩm phán, đến những luật mà trước đây chỉ Tòa án Tối cao mới có thể phán quyết, thậm chí quốc hội có thể lật lại quyết định của tòa án, những thay đổi này biến đây trở thành cuộc cải tổ nhánh tư pháp lớn nhất trong lịch sử nhà nước Israel.

Một dự luật khác đã được Quốc hội Israel (Knesset) biểu quyết thông qua vào sáng 23/3 nhằm giới hạn các tình huống bãi nhiệm thủ tướng. Theo luật bãi nhiệm, một thủ tướng sẽ phải rời nhiệm sở trong trường hợp sức khỏe thể chất hoặc tinh thần không đảm bảo và ít nhất có 3/4 số bộ trưởng trong chính phủ hoặc đại biểu Knesset bỏ phiếu đồng ý. Đây cũng là một trong các dự luật nằm trong kế hoạch cải cách tư pháp do chính phủ liên minh đề xuất, khiến Israel rơi vào làn sóng biểu tình gần 3 tháng qua.

Những người phản đối cho rằng dự luật bãi nhiệm chỉ nhằm phục vụ trường hợp cụ thể của Thủ tướng Netanyahu, trong khi các nghị sỹ ủng hộ dự luật cho biết, việc này nhằm tránh tòa án tối cao tại Israel lợi dụng để ra các phán quyết cản trở công việc của chính phủ và quốc hội. Thủ tướng Israel Netanyahu đang đối mặt với các phiên xét xử hình sự với các cáo buộc tham nhũng, gian lận và lạm dụng tín nhiệm. Theo luật hiện hành, ông Netanyahu có thể bị tòa triệu tập bất cứ lúc nào.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều nước châu Á đang chứng kiến tình trạng nắng nóng gay gắt kéo dài, với nền nhiệt nhiều nơi lên tới hơn 50 độ C. Báo The Guardian (Anh) dẫn đánh giá của các chuyên gia khí hậu cho rằng, đợt nắng nóng khắc nghiệt hiện nay là “sóng nhiệt tháng 4 tồi tệ nhất trong lịch sử châu Á”. Tình hình nắng nóng được dự báo sẽ tiếp diễn phức tạp và nghiêm trọng, khi các nhà khoa học thậm chí còn chưa thể đưa ra dự đoán về ngày kết thúc chuỗi đợt nắng nóng kỷ lục này.

Kể từ đầu năm 2023 đến nay, hơn 54% diện tích rạn san hô trên thế giới đã bị tẩy trắng, ảnh hưởng đến ít nhất 54 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các khu vực rộng lớn ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nhiều chuyên gia quan ngại đây có thể là thời kỳ tẩy trắng tồi tệ nhất được ghi nhận trong lịch sử.

Bất chấp sự chỉ trích mạnh mẽ của Mỹ - đồng minh thân cận, quân đội Israel đang chuẩn bị cho kế hoạch tấn công trên bộ vào thành phố Rafah ở miền Nam Gaza, nơi Israel cho là thành trì cuối cùng của lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Năm vừa qua, thế giới đã chi khoảng 2.440 tỷ USD cho mục đích quân sự, số tiền cao nhất từng có. Con số này tăng 6,8% so với năm 2022, tỷ lệ tăng cao nhất kể từ năm 2009. Theo đó, chi tiêu quân sự năm 2023 chiếm 2,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, tăng so với mức 2,2% của năm 2022. Có thể thấy, chừng nào những bất ổn về địa chính trị hiện nay chưa được giải quyết thì xu hướng tăng chi tiêu quốc phòng trên thế giới vẫn tiếp tục duy trì.

Châu Á sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn trong thương mại toàn cầu, đóng góp khoảng 45% vào tổng xuất khẩu của thế giới và hơn 80% vào nhập khẩu. Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị và các chính sách không chắc chắn có thể cản trở sự phục hồi thương mại chung của thế giới trong hai năm tới.

Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua khoản viện trợ trị giá gần 61 tỷ USD cho Ukraine, với cuộc bỏ phiếu mang tính bước ngoặt tại Hạ viện hôm 20/3 và tại Thượng viện ngày 23/4, theo giờ địa phương. Liệu gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Kiev xoay chuyển cục diện trên chiến trường hay chỉ làm xung đột kéo dài thêm?