Đằng sau việc nhiều người trúng đấu giá đất chưa nộp tiền
Điển hình nhất là cuộc đấu giá 68 thửa đất tại xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Khi đến hẹn trả tiền, có tới 56/68 thửa đất trúng đấu giá bị bỏ cọc (chiếm tới 80%). Nhìn lại những phiên đấu giá đất vừa qua đều rất kịch tính. Nhiều phiên trải qua hơn chục vòng đấu, thậm chí đấu giá xuyên đêm. Vậy, tại sao những người tham gia đấu giá lại thức khuya dậy sớm, tham gia đấu giá căng thẳng và rồi bỏ cọc?
Anh Nguyễn Văn Phương, môi giới bất động sản, chia sẻ: “Mình trúng được hai lô đất ở đấy, chỗ Thanh Oai, bên mình nhận định giá hợp lý để trúng là 51 triệu 900, hiện tại ở đấy mình chênh được 150 triệu”.
Thực tế cho thấy, đi đấu giá đất đã trở thành nghề và thường có đội, nhóm. Họ không có nhu cầu ở thực mà chỉ có nhu cầu trúng đấu giá để bán chênh. Sâu xa và nguy hiểm hơn là chiêu trò trả giá cao, tạo sốt ảo để đẩy giá đất xung quanh.
Điểm chung trong các phiên đấu giá vừa qua tại Hà Nội là giá khởi điểm thấp, dẫn đến giá đặt cọc thấp. So với việc bán chênh vài trăm triệu một lô đất trúng đấu giá thì bỏ cọc 1, 2 trăm triệu, người đấu giá vẫn có lãi.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, cho hay: “Việc chúng ta ưu tiên cho người có nhu cầu ở thực bằng cách chấm điểm hoặc đưa ra các phương thức ưu tiên sẽ là điều kiện để giảm vấn đề đầu cơ đất đai, tránh việc thổi giá”.
Người buôn lãi vài trăm triệu tiền bán chênh, còn hệ lụy từ việc bỏ cọc cho các địa phương và thị trường là vô cùng nặng nề. Từ 1/1/2025, Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực, những trường hợp trúng đấu giá đất nhưng bỏ cọc sẽ bị cấm tham gia đấu giá đất từ 6 tháng đến 5 năm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng chế tài này chưa đủ để ngăn chặn hành vi bỏ cọc.
Luật sư Đặng Văn Cường - Văn phòng luật sư Chính Pháp, cho biết: “Luật Đấu giá tài sản quy định cấm trong vòng 6 tháng tới 5 năm nhưng cấm đó chỉ là rào kỹ thuật thôi, chỉ áp dụng cá nhân đơn lẻ, còn với nhóm đầu tư vài chục người, vài trăm người thì việc cấm đó không xuể. Có thể vài chục người đó, nay cử vài người nay đấu giá cuộc này, mai đấu giá cuộc kia thì không thể cấm xuể được. Nếu có mục đích thao túng thì việc cấm đó không hiệu quả”.
Nhiều giải pháp khác đã được đề xuất như: tăng giá khởi điểm để tăng tiền cọc, quy định thời hạn giao dịch sau khi trúng đấu giá, nghiên cứu thuế bất động sản và thời hạn xây dựng nhà trên đất đấu giá.
Những cuộc đấu giá đất được tổ chức vừa qua tiếp tục ghi nhận mức trúng rất cao so với mặt bằng khu vực. Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ ra tình trạng trả giá cao nhằm mục đích lướt sóng sau đó là bỏ cọc gây ra dư luận không tốt tại một số địa phương.
Một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến đóng góp trên nghị trường Quốc hội là dự thảo của Chính phủ về “Nghị quyết thí điểm mở rộng đất cho dự án nhà ở thương mại” nhằm tăng nguồn cung và tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở hiện nay.
Thị trường bất động sản cuối năm đón dòng tiền đổ về mạnh mẽ, trong đó khu vực nhiều tiềm năng tăng trưởng với mặt bằng giá hợp lý như Hà Nam được giới đầu tư đánh giá là "toạ độ vàng".
Sự lên ngôi của thương mại điện tử đã khiến cho nhiều nơi vốn được xem là “địa điểm vàng trong kinh doanh” trở nên ế ẩm. Nhiều tuyến phố trước buôn bán sầm uất ở Hà Nội nay dày đặc biển quảng cáo cho thuê cửa hàng.
Lành mạnh hoạt động đấu giá không chỉ mang lại nguồn thu cho Nhà nước mà xa hơn chính là chống đầu cơ, thổi giá, minh bạch thị trường đem lại niềm tin cho người dân.
Liên quan đến giá đất thương mại, theo nhiều doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn Luật đất đai đã xác định giá đất bằng cách sử dụng giá đất ở cùng khu vực, vị trí nhân với 70-80%. Điều này dẫn đến giá đất thương mại có mức cao, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.
0