'Đánh bay' cảm cúm từ những thực phẩm có sẵn tại nhà

Có nhiều cách chữa cảm cúm bằng các bài thuốc dân gian, dược liệu từ thiên nhiên hay có sẵn trong nhà mà vẫn hiệu quả.

Vào thời điểm giao mùa, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh. Đây là khoảng thời gian cơ thể rất khó thích nghi với thời tiết, và cảm cúm dễ xảy ra.

Cảm cúm là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Khi mắc cảm cúm, người bệnh cần lưu ý, một số thực phẩm và đồ uống, có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu và hồi phục nhanh hơn.

Khi bạn mắc cảm cúm với triệu chứng nhẹ, không cần dùng tới thuốc, thì những loại gia vị quen thuộc ngay trong căn bếp cũng có thể giúp bạn giảm triệu chứng hiệu quả.

Trà gừng tươi

Gừng tươi thái nhỏ cho vào tách nước nóng, để khoảng 10 phút là dùng được. Dù bạn không bị cảm cũng có thể pha cho mình một tách trà gừng tươi vì nó rất tốt cho sức khỏe và có công dụng phòng bệnh cảm.

Theo Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp (NCCIH), việc bổ sung gừng được coi là an toàn nhưng có thể gây ra tác dụng phụ, bao gồm khó chịu ở bụng, ợ chua, tiêu chảy, kích ứng miệng và cổ họng nếu dùng với liều lượng lớn. Những người đang mang thai hoặc cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung gừng.

Ngoài ra trong thời kỳ có dịch cảm bùng phát, nên chú ý việc súc miệng. Dùng nước muối súc miệng thường xuyên mỗi ngày sáng, tối và sau mỗi bữa ăn sẽ có tác dụng loại trừ những vi khuẩn gây bệnh, sát trùng vùng hầu họng. Triệu chứng đau họng thường qua đi rất nhanh nhưng triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi nặng hơn vào các ngày sau đó.

Uống tỏi mật ong

Trộn đều tỏi đã băm nhuyễn với mật ong hòa với nước đun sôi để nguội. Mỗi lần dùng 1 thìa con, một ngày uống 4-6 lần sẽ có tác dụng tốt cho việc chữa trị cảm.

Tỏi được coi là thần dược của người nghèo vì dược tính của nó là vô cùng lớn, chứa chất kháng viêm mạnh. Do đó, tỏi cũng được dùng như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên để chữa cảm cúm.

Nước lá tía tô

Nếu bạn bị cảm lạnh hoặc cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực, nên dùng 20g lá tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, khuấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá cắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi. 

Trong trường hợp cảm mưa gió, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi, nôn đầy, có thể lấy 15g lá tía tô, vỏ quít, củ gấu (hương phụ), gừng sống, hành trắng cả cây đều 10g sắc lên uống lúc còn nóng. Người bệnh cảm cúm gai rét không ra mồ hôi thì lấy tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả, mỗi thứ một nắm nấu nước xông. 

Trà thảo mộc 

Ngay khi các triệu chứng đầu tiên của bệnh cúm xuất hiện, nhà trị liệu tự nhiên học Laure Bernard (Pháp) khuyên bạn nên uống một số loại trà thảo mộc như: trà quế, chanh và gừng, uống bốn lần một ngày. Bởi loại trà thảo mộc này rất tốt để tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại nhiễm trùng vì ba thành phần này có tác dụng kích thích miễn dịch, kháng virus và chống viêm.

Có nhiều loại trà thảo mộc giúp giảm bớt triệu chứng của bệnh cảm cúm.

Ngoài ra, có thể dùng cỏ xạ hương. Với đặc tính chống nhiễm trùng, kháng virus và chống co thắt cỏ xạ hương sẽ làm dịu cơn đau cơ và cơn ho. Tốt nhất bạn nên uống loại trà này ba lần một ngày.

Dùng một số loại tinh dầu

Tinh dầu cũng được sử dụng ở những người bị cảm cúm. Để tăng cường khả năng miễn dịch và khắc phục tình trạng nhiễm bệnh, chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp tinh dầu tỏi, một chất chống nhiễm trùng, với tinh dầu chanh và quế, được biết đến với đặc tính kháng virus hoặc tinh dầu tràm, có tác dụng long đờm. Hỗn hợp này có thể được sử dụng hai đến ba lần một ngày để massage.

Bổ sung các loại thực phẩm tăng sức đề kháng

Khi mắc cúm, bạn cần được nghỉ ngơi cho đến khi hết bệnh. Bên cạnh đó, cần ăn những đồ ăn dễ tiêu, đủ chất dinh dưỡng. Uống nhiều nước. Bổ sung các loại vitamin, nhất là vitamin C để nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể nhanh hồi phục. Dưới đây là những thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

Các loại rau ăn lá: Các loại rau ăn lá như rau chân vịt, rau thơm... chứa chất chống oxy hóa như beta carotene, giúp tăng sức đề kháng của bạn. Rau ăn lá cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cải thiện sức khỏe đường ruột trong mùa cúm, bao gồm chất xơ và vitamin C.

Các loại quả họ cam quýt: Những loại quả này là một trong những nguồn cung cấp vitamin C và hàng trăm thành phần hoạt tính sinh học có lợi khác giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Frontiers in Immunology, trái cây họ cam quýt giúp giảm căng thẳng và kiểm soát tình trạng viêm toàn thân. Bên cạnh đó, một số thành phần hoạt tính sinh học chính có trong cam quýt, như hesperidin, naringenin, naringin và narirutin, đều có tác dụng chống viêm.

Các loại rau họ cải: Ăn nhiều các loại rau họ cải như bắp cải, bông cải xanh, súp lơ trắng, cải bẹ xanh,... giúp bạn tăng sức đề kháng, phòng cảm cúm. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Cell (Mỹ), các loại rau họ cải có tác động trực tiếp đến tín hiệu hóa học kích hoạt tế bào lympho nội mô, một loại tế bào miễn dịch quan trọng đóng vai trò là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại mầm bệnh từ môi trường.

Hạnh nhân: Hạnh nhân được biết đến là thực phẩm tăng cường miễn dịch, vì chúng rất giàu vitamin E. Hạnh nhân chứa nhiều vitamin E nhất so với bất kỳ loại hạt nào và vitamin E đã được chứng minh trong các nghiên cứu giúp tăng cường tế bào T - những tế bào của hệ thống miễn dịch có thể vô hiệu hóa mầm bệnh. Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác cho thấy hạnh nhân cũng cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Quả mọng: Các loại quả mọng như dâu tây, nho, việt quất là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của bạn. Các loại quả mọng có màu đỏ, xanh, tím và đen là dấu hiệu cho thấy chúng rất giàu anthocyanin có lợi. Đây là chất chống oxy hóa mạnh. Theo nghiên cứu, những hợp chất này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe miễn dịch.

Các loại quả mọng có thành phần dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa polyphenol.

Virus cúm tấn công hệ thống hô hấp gây ra các triệu chứng: sốt; chảy nước mũi, nước mắt, ngạt mũi; đau họng; ho; đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn, có cảm giác như kiệt sức…

Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 7 ngày. Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn và có thể gây biến chứng như viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi… Với những trường hợp mắc cảm cúm nặng, bạn nên đi ngay tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mùa xuân là mùa của các loại hoa quả như: xoài, vú sứa, quýt, hồng xiêm... Những loại trái cây theo mùa chín tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng thực vật hơn. Sản phẩm theo mùa sẽ tươi ngon hơn, chi phí thấp hơn và bền vững hơn với môi trường. Do đó bạn nên chọn ăn các loại trái cây mùa xuân giàu dinh dưỡng thay vì chọn các loại trái cây trái mùa.

Đối với nhiều người, khoai tây là một phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều, khoai tây cũng có thể mang lại những tác hại với sức khỏe.

Cá lóc hay còn gọi là cá quả (miền Bắc), cá chuối (miền Trung) là món ăn chứa nhiều khoáng chất, vitamin... Ngoài công dụng chế biến món ăn, cá lóc còn là vị thuốc giúp bổi bổ cơ thể.

Để mỗi dịp Tết đến, xuân về thực sự có ý nghĩa cả về mặt thể chất và tinh thần thì mỗi chúng ta cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bản thân và các thành viên của gia đình.

Nếu có một chế độ ăn, ngủ, nghỉ ngơi điều độ, thì người cao tuổi vừa có thể đi chúc Tết, du Xuân, đón Tết vui vẻ, vừa được sum vầy bên con cháu lại vẫn đảm bảo sức khỏe trong những ngày Tết.

Ngày Tết, những bữa tiệc sum họp và các chuyến du xuân sẽ khiến chế độ ăn uống và sinh hoạt của các chị em bị đảo lộn. Và để luôn giữ được làn da đẹp với dáng xinh, các chị em nên bổ sung thêm những loại thực phẩm dưới đây để giúp nuôi dưỡng làn da ngay từ bên trong, mang lại vẻ ngoài căng mọng và tràn đầy sức sống.