Đánh giá tác động môi trường dự án lấn biển Quảng Ninh

Liên quan đến dự án lấn biển làm khu đô thị tại khu 10B, phường Quang Hanh, TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu tỉnh Quảng Ninh rà soát lại quá trình phê duyệt đánh giá tác động môi trường của dự án này. Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng khuyến cáo Quảng Ninh không nên hy sinh môi trường để phát triển kinh tế đơn thuần.

Cần xem xét kỹ dự án đã tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường hay chưa. Việc triển khai dự án cần phải phù hợp với Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021- 2023, tầm nhìn đến năm 2050 đã được duyệt.

Bên cạnh đó, cần nhận dạng hạng mục công trình, đánh giá khả năng tác động đến môi trường, đặc biệt là tới cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và chất lượng môi trường biển vịnh Hạ Long. Trong quá trình thu hút đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng Quảng Ninh không nên hy sinh môi trường để phát triển kinh tế đơn thuần. Việc phát triển của Quảng Ninh cần bảo đảm các hệ sinh thái tự nhiên trong di sản thiên nhiên ưu tiên bảo tồn và phục hồi nguyên trạng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 14/5, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Thành ủy TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý đất đai trên địa bàn TPHCM: Thực trạng và giải pháp”.

Trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tài chính chỉ ra nhiều kẽ hở, tồn tại và hạn chế về thực hiện chính sách, pháp luật, liên quan đến quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội (từ năm 2015 đến 2023). Đáng chú ý trong đó có nội dung khó xác minh giá trị thực của giao dịch chuyển nhượng bất động sản và dù đã chỉ rõ các hành vi gian dối nhưng cơ quan Thuế lại không có chức năng điều tra, luật pháp còn kẽ hở dẫn đến thất thu và nảy sinh hệ lụy.

Theo tổng hợp của VCCI, nhiều doanh nghiệp đề nghị cơ quan chức năng cần cân nhắc một số điểm được quy định khi thi hành Luật Nhà ở 2023. Đề nghị cân nhắc giảm tỷ lệ đất xây nhà ở xã hội xuống còn 5-10% để phù hợp với thực tiễn hơn.

Sáng 13/5, thảo luận tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết thị trường có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn, nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội. Đáng chú ý, xuất hiện tình trạng lách luật để mua bán căn hộ nhà ở xã hội.

Bộ Tài nguyên Môi trường đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (thường được gọi là sổ hồng) và hồ sơ địa chính.

Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, thời gian qua, nguồn cung nhà ở xã hội thành phố không nhiều. Do vậy, công nhân vẫn khó tiếp cận nhà ở xã hội.