Đánh thức những di sản công nghiệp | Hà Nội tin mỗi chiều
Tháp nước Hàng đậu, thường gọi là Bốt Hàng Đậu, công trình kiến trúc cổ được người Pháp xây dựng vào năm 1894, đã bao lâu nằm ngủ quên giữa phố, nay đang được các kiến trúc sư, các chuyên gia tiến hành cải tạo, tổ chức và trưng bày không gian sắp đặt. Đây là một trong những di sản công nghiệp được Hà Nội lựa chọn kiến tạo thành không gian sáng tạo, từng bước hiện thực hóa sáng kiến khi Hà Nội tham gia vào mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Không gian sắp đặt bên trong và kiến trúc Tháp nước Hàng Đậu sẽ chính thức mở cửa đón người dân và du khách đến tham quan từ ngày 17/11 - 31/12.
Cùng với Tháp nước Hàng Đậu, một phân xưởng của nhà máy xe lửa Gia Lâm đang trong quá trình cải tạo thành không gian kiến trúc nghệ thuật. Những giá trị công nghiệp ngủ yên đang được đánh thức.
Theo định nghĩa của Ủy ban Quốc tế nghiên cứu và Bảo tồn di sản công nghiệp, di sản công nghiệp là những gì còn lại của công trình công nghiệp, bao gồm các tòa nhà, công xưởng, máy móc, hầm mỏ. Đây là một phần không thể tách rời của di sản văn hóa nói chung. Khái niệm này đã rất quen thuộc ở Châu Âu, tại Việt Nam còn khá mới mẻ.
Hiện nay, Hà Nội có hơn 100 cơ sở công nghiệp, trong đó không ít các nhà máy, xí nghiệp mang những ký ức lịch sử của dân tộc. Vào năm 2022, Hà Nội đã thông qua Nghị quyết di dời 9 cơ sở công nghiệp, trong vòng 5 năm. Các nhà máy, xí nghiệp này thường gắn với hình ảnh cũ nát, tồi tàn, kém hấp dẫn do bị bỏ hoang trong một thời gian dài. Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung hiện nay chưa có mô hình kiểu mẫu nào trong công tác chuyển đổi các khu công nghiệp cũ. Nếu như giải quyết hài hòa giữa lợi ích kinh tế và yếu tố văn hóa từ việc tái tạo các di sản công nghiệp, thì Hà Nội sẽ có nhiều đột phá về sáng tạo, tạo bản sắc riêng, kết nối từ quá khứ đến hiện đại.
Cho đến nay, việc phát huy tiềm năng di sản công nghiệp đặt ra bài toán cần có lời giải trong quá trình phát triển công nghiệp văn hóa nói chung tại Việt Nam. Vì vậy cần phải hình thành mô hình kết nối giữa nhà nước, nhà đầu tư và nhà sáng tạo văn hóa để tạo ra sự chuyển động thực sự cho sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa.
Theo các chuyên gia, ngành văn hóa và các địa phương, các cơ quan liên quan sớm rà soát, nhận diện những di sản công nghiệp, đề xuất công nhận là di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nhằm tạo hành lang pháp lý để bảo vệ các di sản công nghiệp. Chỉ như vậy, những ký ức về những giá trị văn hóa mang tính thời đại ở các di sản này mới không bị lãng quên. Nhiều quốc gia đã hồi sinh những khu công nghiệp cũ với hình hài những khu phức hợp vui chơi giải trí mới, tạo ra không gian gắn kết cộng đồng và tạo lớp giá trị gia tăng cho những công trình xưa cũ. Giá trị ấy cần được các nhà đầu tư, kiến trúc sư đưa ra những giải pháp khai thác một cách hợp lý và hiệu quả.
Việc kiến tạo những không gian văn hóa, trong đó có những di sản công nghiệp, sẽ là những địa điểm tổ chức những sự kiện văn hóa sáng tạo trong Tuần lễ Thiết kế sáng tạo Hà Nội diễn ra từ ngày 17 đến 26/11 - một sự khẳng định thương hiệu của Hà Nội./.
Cách đây 5 tháng, tại Lễ phát động phong trào “Đăng ký hiến mô tạng cứu người - Cho đi là còn mãi”, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu phát động hiến mô tạng. Đáng nói, tại sự kiện, Thủ tướng đã đăng ký hiến mô, tạng của mình. Hành động này của Thủ tướng đã thức tỉnh nhiều người về việc sẵn sàng đăng ký hiến mô tạng để hồi sinh sự sống cho những người bệnh.
Phố lên đèn cũng là lúc bữa tiệc của những tay chơi bắt đầu. Những âm thanh chát chúa vang lên. Tất nhiên không thể thiếu đồ uống có cồn và cả bóng cười. Thoạt nhìn, những quả bóng được thổi lên chẳng khác nào chiếc bóng bay thông thường. Nhưng bên trong nó lại không hề đơn giản.
Theo quy định hiện hành, đổ rác sai quy định có thể bị phạt đến 2 triệu đồng. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến phố, ngõ trên địa bàn Hà Nội vẫn tồn tại khá nhiều “điểm đen” rác thải. Ngoài lý do một số người dân có ý thức kém, việc khó xử lý người vi phạm là nguyên nhân khiến tình trạng đổ rác bừa bãi còn phổ biến và ảnh hưởng đến môi trường sống, mỹ quan đô thị.
Bán hàng trực tuyến của những người nổi tiếng đã không còn quá xa lạ nhưng đây cũng là cách quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ hàng hoá qua kênh online của những người dân ở Bát Tràng. Từ vùng an toàn của những người nghệ nhân cần mẫn với văn hoá làng nghề, giờ đây họ đã tìm được làn gió mới, gia tăng thu nhập cho chính mình, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Hà Nội vừa có đề xuất giá thuê nhà ở xã hội từ 48.000 đồng/m²/tháng và cao nhất 198.000 đồng/m²/tháng. Hiện đề xuất này đang trong thời gian lấy ý kiến rộng rãi.
Xe buýt có lẽ là phương tiện vận tải công cộng phổ biến không chỉ ở Hà Nội mà ở tất cả các tỉnh thành. 10 năm qua, một chiếc vé xe buýt ở Thủ đô chỉ với giá chưa tới 10.000 đồng. Nhưng kể từ 1/11 tới đây, Hà Nội sẽ tăng giá vé xe buýt, liệu có tác động gì đến người dân?
0