Đánh thuế bất động sản bỏ hoang là cần thiết

Từ lâu những dự án bỏ hoang, chậm tiến độ luôn là vấn đề nan giải, khó giải quyết. Không chỉ gây mất mĩ quan đô thị, việc những dự án nằm im lìm cả chục năm còn là một sự lãng phí rất lớn về tài nguyên đất đai, và cũng gây thất thu cho ngân sách. Do vậy, bên cạnh việc xem xét thu hồi những dự án, khu đất này, cần phải có chế tài quản lý về thuế một cách nghiêm minh. Để trong tương lai, tình trạng tương tự sẽ không tái diễn.

Dự án Đầu tư xây dựng công trình hỗn hợp dịch vụ công cộng và nhà ở do Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Louis làm chủ đầu tư nằm trên ô đất N14, N15 trên đường Lê Văn Lương. Được biết, dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư ngày 11/08/2016.

Dự án Xây dựng công trình nhà ở theo quy hoạch để kinh doanh khai thác tạo nguồn thu cân đối cho dự án BT xây dựng tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến khu đô thị mới Xuân Phương nằm trên khu đất số 48 Trần Duy Hưng. Được biết, dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 8/2015 và đã chậm tiến độ gần chục năm nay. Nằm trên đường Trần Duy Hưng, dự án Xây dựng Văn phòng làm việc và Trung tâm giới thiệu sản phẩm tại địa chỉ số 216 mặc dù đã được phê duyệt từ năm 2011 nhưng đến nay vẫn chưa triển khai xong.

Dự án Bệnh viện quốc tế Hoa Kỳ nằm tại số 9 phố Chùa Hà, quận Cầu Giấy. Được khởi công từ 2006, nhưng đến nay, bệnh viện này vẫn nằm yên "bất động", nhiều hạng mục xuống cấp. Đó là những ví dụ điển hình của thực trạng lãng phí tài nguyên đất đang diễn ra ở Hà Nội.

Ngoài ra trên địa bàn thành phố Hà Nội có 712 dự án chậm tiến độ hoặc bỏ hoang. Tính đến 31/10, có 330 dự án được đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai (đã đưa đất vào sử dụng; đã, đang tham mưu trình thu hồi, chấm dứt dự án;...). 350 dự án đã có chỉ đạo xử lý, kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm; giao các đơn vị tiếp tục giám sát, đôn đốc nhà đầu tư đưa đất vào sử dụng. 32 dự án còn phải tiếp tục thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật. Dự kiến hoàn thiện trong tháng 12 này.

Không những gây khó khăn cho các nhà quản lý, những dự án chậm tiến độ, bỏ hoang còn khiến cho dư luận bất bình. Bởi lẽ hiện nay, quỹ đất tại Hà Nội, đặc biệt là trong nội đô đang ngày càng khan hiếm. Trong khi đó, dân số ngày càng tăng nhanh, nhu cầu về nhà ở là rất lớn. Cũng bởi quỹ đất hạn hẹp nên nguồn cung nhà hạn chế, từ đó phát sinh ra hệ lụy khiến giá nhà tăng cao.

Trước thực trạng trên, cần có chế tài quản lý phù hợp. Đối với đất bỏ hoang hóa, đất chưa sử dụng hoặc đất của các dự án chậm tiến độ, cần thiết thì phải áp mức thuế suất cao để hạn chế việc lãng phí tài nguyên đất cũng như đầu cơ và chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính. Có thể thấy, thuế là công cụ để kiểm soát một cách  hiệu quả nhất, nhất là trong bối cảnh, tình trạng BĐS bỏ hoang diễn ra ở nhiều nơi, không chỉ riêng Hà Nội, kéo giá nhà tăng cao, nguồn cung khan hiếm, người có nhu cầu ở thực khó tiếp cận.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với nhiều điểm đột phá, phù hợp với thực tiễn, Luật Nhà ở 2023 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quá trình phát triển nhà ở cho người dân. Chính phủ đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn, trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Nhà ở (sửa đổi) sớm hơn 6 tháng.

Trong khi mặt bằng kinh doanh trên phố rơi vào tình trạng ế ẩm, thì tại các con ngõ ở Hà Nội, nhu cầu thuê đang ngày càng tăng cao.

Hàng chục khách hàng mua đất tại dự án Khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5 (Hà Nội) mới đây đã yêu cầu chủ đầu tư trả đất và đề nghị cơ quan chức năng điều tra việc chủ đầu tư lừa dối, bán đất không có trong quy hoạch.

Quý I/2024, toàn quốc có 38 dự án nhà ở thương mại đủ điều kiện mở bán, với quy mô khoảng 5.527 căn.

Sau một thời gian tăng giá chóng mặt, khiến thị trường chao đảo, người dân 'choáng váng' thì đến thời điểm hiện tại, giá chung cư tại Hà Nội đã dần có sự điều chỉnh trở về với giá trị thực. Những mức giá cao ngất, phi lý trước đây của phân khúc này đã không còn được tiếp tục 'bơm thổi' mà buộc phải quay đầu. Sự đảo chiều bất ngờ nhưng đúng quy luật này chính chỉ là chỉ dấu cho thấy cơn sốt giá chung cư ảo ở Hà Nội đã hạ nhiệt.

Việc tập trung đầu tư hạ tầng giao thông một cách bài bản và đồng bộ đã ngày càng kéo gần khoảng cách bờ Đông sông Hồng với trung tâm thành phố. Vì thế, khu vực phía Đông Thủ đô thu hút nhiều dự án bất động sản, dẫn đầu làn sóng chuyển cư “làm trong phố, sống ngoại ô” của người dân Hà Nội.