Đánh thuế nhà - đất cần hệ thống cơ sở dữ liệu
Tuy nhiên, để có thể sử dụng công cụ thuế lại cần phải có cơ sở dữ liệu rõ ràng, minh bạch để làm căn cứ tính toán. Một trong những điểm nổi bật của Luật đất đai 2024 là xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (hay thực hiện số hóa) nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, minh bạch thị trường, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục.
Tuy nhiên, Luật đất đai mới được thông qua vào tháng 1/2024 và 8 tháng sau có hiệu lực. Điều này đồng nghĩa việc xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia cũng mới chỉ được thực hiện. Đến thời điểm này còn rất nhiều khó khăn mà lớn nhất ở nhân lực còn hạn chế, kiêm nhiệm nhiều việc, trong khi khối lượng việc lớn, phức tạp, luôn nhiều thông tin biến động nên ngay từ khâu thống kê đã gặp khó.
Đơn cử như tại xã Đại Thịnh (huyện Mê Linh, Hà Nội), cùng với việc xác minh hiện trạng sử dụng đất thì nhiều khâu nhập dữ liệu đã phải làm thủ công do công tác quản lý lâu nay vẫn sử dụng hai bản đồ địa chính của hai thời kỳ khác nhau với nhiều thông tin sai lệch.
Chị Nguyễn Thị Xuân, Phòng Địa chính xã Đại Thịnh, cho biết: "Mong muốn của các cán bộ cơ sở là sẽ sớm hoàn thiện dữ liệu địa chính một cách ổn định để có cơ sở tra cứu dễ dàng hơn. Hiện tại, để tra được hồ sơ, cán bộ địa chính phải xin ý kiến của bên văn phòng đăng ký đất đai và văn phòng đăng ký đất đai cũng phải kiểm tra hồ sơ rồi mới gửi lại".
Tại kỳ họp Quốc hội đầu năm 2023, vấn đề đánh thuế từ bất động sản thứ 2 đã được nhiều đại biểu đề cập và tạo nên nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã từng lên kế hoạch cho việc này. Khi giá nhà - đất đang bị đẩy lên cao tới thành “ngáo giá”; rồi việc bỏ giá cao, tạo sốt ảo ở nhiều cuộc đấu giá đất vùng ven Hà Nội vừa qua, khiến một lần nữa vấn đề đánh thuế từ BĐS thứ 2 được nhiều người nhắc tới.
Theo nhiều chuyên gia, việc đánh thuế từ BĐS thứ 2 sẽ được nhiều hơn mất khi mà nhiều người mua gom nhà - đất rồi để đó, không đưa BĐS tham gia hoạt động kinh doanh, không triển khai xây dựng… Đây cũng là một cách để hạn chế nhà bỏ hoang và tăng khả năng tiếp cận nhà cho người có nhu cầu ở thực. Tuy vậy, để sử dụng hiệu quả và minh bạch công cụ thuế, cơ quan quản lý Nhà nước phải có cơ sở dữ liệu để làm căn cứ tính toán. Đây cũng là nguyên nhân khiến việc thu thuế (hay đánh thuế cho BĐS) chưa thể triển khai.
UBND Thành phố vừa ban hành quyết định giao 19.727,5 m2 đất tại xã Hà Hồi cho UBND huyện Thường Tín thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở.
Bảng giá đất điều chỉnh vừa được UBND Thành phố ban hành có hiệu lực từ 20/12/2024 đến hết năm 2025, trong đó, giá đất ở có mức cao nhất là hơn 695,3 triệu đồng/m² với các thửa mặt đường tại loạt phố của quận Hoàn Kiếm. Mức này gấp gần 3,7 lần bảng giá cũ.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 71 về việc điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố được áp dụng từ nay đến hết năm 2025.
Sau những vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thời gian qua, chính quyền nhiều địa phương đã yêu cầu người dân phá dỡ chuồng cọp, song sắt. Lối thoát nạn an toàn có vai trò như thế nào khi chẳng may xảy ra cháy nổ?
Trong phiên họp giải trình, Thường trực HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND thành phố nghiên cứu các cơ chế, chính sách, quy định về đấu giá quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông để làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng.
0