Đạo diễn bộ phim 'Hà Nội 12 ngày đêm' qua đời
Đạo diễn Bùi Trung Hải, con trai cố nghệ sĩ Bùi Đình Hạc - cho biết, ông qua đời tại sau thời gian bị tai biến mạch máu não, viêm phổi: "Ông bị tai biến nhiều năm nay, chân tay đi lại khó khăn, nhưng vẫn minh mẫn. Hôm 30/6 ông cảm thấy lạnh, sốt nên gia đình đưa vào bệnh viện. Sau đó các bác sĩ chẩn đoán viêm phổi, các chỉ số giảm nhanh rồi ông ra đi".
Nghệ sĩ Nhân dân Bùi Đình Hạc qua đời vào lúc 18h30 ngày 1/7, hưởng thọ 90 tuổi, tại bệnh viện Hữu nghị Việt- Xô tại Hà Nội.
Là một trong những nghệ sĩ tiêu biểu thế hệ đầu của điện ảnh Việt Nam, Nghệ sĩ Nhân dân Bùi Đình Hạc đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của điện ảnh dân tộc, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của điện ảnh Việt Nam ngày hôm nay.
Ông đã đạo diễn bộ phim "Nước về Bắc Hưng Hải" năm 1959, khi mới 25 tuổi. Bộ phim đã đoạt giải Vàng tại Liên hoan phim Mát-xcơ-va năm 1959. Giải thưởng này là cột mốc quan trọng của điện ảnh cũng như các ngành nghệ thuật khác của Việt Nam, khi là tác phẩm đầu tiên của một ngành nghệ thuật Việt Nam được tặng giải Vàng tại một Liên hoan nghệ thuật có tầm cỡ toàn cầu. Đây cũng là tác phẩm mở đầu của sự nghiệp sáng tạo dài lâu, với những thành tựu lớn lao vượt bậc của ông.
NSND Bùi Đình Hạc từng giành được nhiều giải thưởng lớn: 3 giải nhất, 1 giải nhì tại tại các LHP lớn quốc tế, 7 giải thưởng Bông sen Vàng, 1 giải thưởng Bông sen Bạc tại các LHP Việt Nam.
Những bộ phim do đạo diễn Bùi Đình Hạc chỉ đạo là những tác phẩm điện ảnh độc đáo gây xúc động mạnh cho người xem: "Nước về Bắc Hưng Hải" (1959), "Anh Nguyễn Văn Trỗi sống mãi" (1964), "Nguyễn Văn Trỗi" (1966), "Đường về quê mẹ" (1971), "Sài Gòn tháng 5 năm 1975" (1975), "Bài ca dâng Bác" (1978), "Nguyễn Ái Quốc đến với Lenin" (1979), "Đường về Tổ quốc" (1980), "Hồ Chí Minh – Chân dung một con người" (1989), "Hà Nội - 12 ngày đêm" (2002)…
Với những thành tựu đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực sáng tác điện ảnh, năm 1984 ông đã được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (đợt 1), năm 2007 ông đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật cho 7 tác phẩm điện ảnh đặc sắc của mình.
Ông đã ra đi thanh thản qua một thời gian dài chiến đấu với bệnh tật. Sự ra đi của ông đã để lại niềm tiếc thương cho người thân cũng như những đồng nghiệp.
Tổng hợp
Triển lãm sách, báo là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi sự kiện của Triển lãm "80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam" với chủ đề "80 năm, bản hùng ca Chiến sĩ - Nghệ sĩ", đã thu hút đông đảo bạn đọc trong và ngoài quân đội đến tham quan.
Sau một thời gian trùng tu, tôn tạo, dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan đã được hoàn thành.
Không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử của riêng mảnh đất nghìn năm văn hiến, Bảo tàng Hà Nội còn là một biểu tượng của kiến trúc độc đáo, hòa quyện tinh hoa phương Đông với những nét văn hóa hiện đại.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.
Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.
0