Đào Nhật Tân - hoa Tết đặc trưng của Hà Nội

Còn 20 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán. Đường phố Hà Nội đã bắt đầu ngập tràn màu tết của những chợ cây cảnh, hoa đào, quất. Những cây đào đẹp nhật, đặc sắc nhất của làng Nhật Tân và Phú Thượng quận Tây Hồ đã tranh tài khoe sắc tại Hội thi hoa đào truyền thống Nhật Tân. Và đây là lần đâu tiên cuộc thi này được tổ chức ở cấp thành phố.

Đào Nhật Tân – hoa Tết đặc trưng của Hà Nội

Còn 20 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán. Đường phố Hà Nội đã bắt đầu ngập tràn màu tết của những chợ cây cảnh, hoa đào, quất.

Dọc đường bên chợ hoa Quảng An, đường Lạc Long Quân, phố Phan Đình Phùng (Hà Nội) sắc hồng của hoa đào đón Tết Nguyên đán đang ngập tràn. Thời tiết ngày 19/1 hửng nắng, không khí xuân nhẹ nhàng và tuyệt vời.

Những cây đào đẹp nhật, đặc sắc nhất của làng Nhật Tân và Phú Thượng quận Tây Hồ đã tranh tài khoe sắc tại Hội thi hoa đào truyền thống Nhật Tân. Và đây là lần đâu tiên cuộc thi này được tổ chức ở cấp thành phố.

Điều này cho thấy vị thế ngày càng cao của các nghề truyền thống, đặc biệt là nghề trồng đào Nhật Tân trong cuộc sống hiện đại. Hoa bích đào nhật tân luôn là đặc trưng của mùa xuân, của Tết Hà Nội.

54 cây đào của 29 nghệ nhân các làng Nhật Tân, Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) tranh tài trong Hội thi hoa đào truyền thống lần đầu tiên được tổ chức ở quy mô cấp thành phố. Dưới bàn tay tài hoa và khéo léo của người trồng đào Nhật Tân, người xem đã được chiêm ngưỡng những cây bích đào có kiểu dáng vô cùng độc đáo, hoa nở căng tròn, đậm màu. Với chất lượng như vậy, nghề trồng đào Nhật Tân ngày càng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Thuỷ

Nghệ nhân Nguyễn Thị Thuỷ với hơn 30 năm gắn bó với nghề trồng đào, vườn nhà chị Thủy cũng là vườn có nhiều đào cổ nhất ở Nhật Tân.

Thương hiệu đào Nhật Tân gắn với loại đào bích nguyên thủy, không lai ghép. Hoa có màu hồng thắm, bông to, dày cánh, bông hoa đào Nhật Tân đẹp phải có trên 16 cánh, đường kính bông hoa rộng trên 2cm. Vẻ đẹp căng tròn và kiêu kỳ của bích đào cổ Nhật Tân có lẽ vì thế mà luôn làm say đắm người chơi.

Hoa đào Nhật Tân là biểu tượng văn hóa của Hà Nội và Việt Nam trong ngày Tết. Mỗi dịp Xuân về, sắc thắm của hoa đào lại nhuộm hồng từng góc phố, từng căn nhà khiến cho không khí Tết rộn ràng, ấm áp hơn. Thấy hoa đào Nhật Tân bung nở là dấu hiệu Tết đến xuân về.

Chăm sóc giống đào gốc Nhật Tân

Đào gốc Nhật Tân là giống đào tiêu biểu, công việc chăm sóc gữi gìn đào cũng được các hộ trồng đào chăm chút để duy trì, bảo vệ.

Có lẽ rất nhiều người Hà Nội thấy sắc đào nhật Tân là thấy tết. Trong bối cảnh đô thị hoa, diện tích trồng đào Nhật Tân cũng bị co hẹp phần nào. Hơn nữa, ngày càng có thêm nhiều giống hoa, cây cảnh tết mới, người dân có thêm nhiều lựa chọn  trang trí tết. Nghề trồng Đào Nhật Tân vì thế cũng phải cạnh tranh hơn xưa.

Trải qua ba lần tổ chức, Lễ hội hoa đào và hội thi tay nghề làng đào truyền thống ở phường Nhật Tân đã dần mang đến cho người trồng đào thêm nhiều động lực để tiếp tục duy trì và phát triển làng nghề. Qua mỗi hội thi, có nhiều hơn những sản phẩm cây hoa đào đẹp, mang nhiều giá trị về nghệ thuật và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Giống đào gốc Nhật Tân vẫn luôn có vị thế riêng và được nhiều người tìm mua bởi những điểm khác biệt vượt trội. Các hộ chuyên canh đào gốc Nhật Tân cũng vì thế mà luôn dày công chăm sóc, để giữ gìn giống đào đặc trưng này.

Gốc đào Nhật Tân

Ông Đỗ Quý Mão - phường Nhật Tân - quận Tây Hồ chia sẻ: "Nguyên bản là chúng tôi uốn từ nhỏ luôn, đến khi cây đào cực to, có những cây giờ hơn 20 năm, có những cây tới 3,7m, cả gốc cả chậu. Rất là to. Cái gốc đào rừng của mình thì nó rất to, vết cắt lớn, còn cái gốc đào nguyên bản của mình, thì cái da rất dày, rất đen và rất đẹp, nó gần như có vẩy".

Đào gốc Nhật Tân cũng có cánh hoa to, dày và màu tươi sáng hơn. Để cây sinh trưởng tốt, phải hạn chế để gốc bị ngập, úng và dư thừa nước, bởi cây ưa khô. Theo các hộ chuyên trồng , dù có xuất bán được hay không, cứ 2-3 năm là phải đảo gốc, trồng lại.

Hoa đào Nhật Tân

Ông Đỗ Quý Mão chia sẻ thêm: "Muốn cây sống lâu, đất của ta cao, thoát nước tốt, có mưa mấy ngày, xung quanh lụt, mình không lụt thì vẫn sống tốt. Còn phân do thì người làm nghề ai cũng biết và hiểu biết để cây sống lâu hơn và có hiệu quả hơn".

Dù thị trường đào ngày càng đa dạng, nhưng đào gốc Nhật Tân luôn có sức hút riêng với nhiều người tiêu dùng. Trước nhu cầu của người mua, những nhà vườn chuyên canh giống đào gốc của địa phương luôn chủ động nguồn hàng để sẵn sàng phục vụ khách hàng.

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng - phường Nhật Tân - quận Tây Hồ cho biết: "Với xu hướng để khách tiêu dùng hiện cũng lớn thế nên phải có những cây nuôi lâu năm, những cây này hỏng đi thì có cây khách thay thế để đảm bảo lượng cây cho khách tiêu dùng".

Chia sẻ với báo chí ông Đỗ Quý Mão cho rằng: "Nếu như diện tích đất làm đào của Nhật Tân mất đi sẽ không bảo tồn được chứ nếu còn thì giống đào bích gốc Nhậ Tân vẫn sẽ được duy trì, bởi đây là cây đào quý nhất và thực sự làm kinh tế tốt nhất".

Bên cạnh những gốc đào quý hàng chục năm tuổi đời, những cây đào Nhật Tân 5-7 năm tuổi cũng đang được chăm sóc kỹ lưỡng, để giống đào mang thương hiệu và đặc sắc nhất của Thủ đô  tiếp tục được duy trì, bảo vệ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quận Ba Đình đã hoàn thành tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Núi Sưa. Ngôi đền trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách khi đến thăm Công viên Bách thảo ở phường Ngọc Hà.

Chiếc huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” là một trong số nhiều kỷ vật gắn với Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm. Ra đời giữa chiến dịch và là phần thưởng cho các chiến sĩ Điện Biên, chiếc huy hiệu ghi dấu một mốc son trong lịch sử dân tộc.

7h45 ngày 07/5/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" chính thức bắt đầu.

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.