Đảo Phục Sinh ngập rác thải nhựa

Đảo Phục Sinh của Chile, hòn đảo nằm giữa Thái Bình Dương, đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng ô nhiễm rác thải nhựa nghiêm trọng. Theo dữ liệu từ chính quyền địa phương, lượng rác thải nhựa và vi nhựa mà đảo này tiếp nhận nhiều gấp 50 lần so với các vùng bờ biển khác của Chile.

Nguyên nhân chính là do vị trí của hòn đảo nằm trong vòng xoáy Nam Thái Bình Dương, khiến rác thải bị cuốn từ các quốc gia lân cận dạt đến bờ biển của hòn đảo nhỏ bé này.

Mỗi ngày lại có hàng tấn nhựa trôi dạt vào bờ biển, gây tổn hại đến hệ sinh thái và môi trường tự nhiên của đảo Phục Sinh. Phần lớn lượng rác thải nhựa này bắt nguồn từ Australia, Nam Mỹ và những tàu đánh cá khác hoạt động trên Thái Bình Dương.

Trước tình trạng này, chính quyền địa phương cùng các cư dân trên đảo Phục Sinh đã khởi động chiến dịch chống ô nhiễm nhựa, kêu gọi cắt giảm giảm sử dụng hợp chất này trên toàn cầu.

Lời kêu gọi được đưa ra vào thời điểm cộng đồng quốc tế đang đặt nhiều kỳ vọng về việc đạt được một thỏa thuận về giảm rác thải nhựa tại Busan, Hàn Quốc, trong tháng 11 này. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, thế giới thải ra hơn 300 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, trong đó 79% nằm vất vưởng ở các bãi rác hoặc ngoài môi trường tự nhiên, chỉ có 9% được tái chế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 23/11, người phát ngôn Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thông báo, Tổng thư ký NATO, ông Mark Rutte đã gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại bang Florida để thảo luận về các vấn đề an ninh toàn cầu mà liên minh phải đối mặt.

Khả năng một thỏa thuận thương mại giữa Liên minh châu Âu và Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) có thể sớm được ký kết đã gây ra sự hỗn loạn chính trị ở Pháp và trên khắp châu Âu. Nếu được hoàn tất, đây sẽ là thỏa thuận thương mại tự do quan trọng nhất từng được EU ký kết, tuy nhiên, nó cũng châm ngòi cho nhiều cuộc biểu tình tại Pháp.

Theo Reuters, trong ngày đàm phán kéo dài của Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các quốc gia giàu có khác đã nhất trí tăng mục tiêu tài chính toàn cầu từ 250 tỷ USD lên 300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2035, để giúp các nước đang phát triển chống chịu với biến đổi khí hậu.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nhận định rằng, việc Moscow sử dụng tên lửa Oreshnik sẽ làm thay đổi tiến trình của cuộc xung đột Ukraine.

Nếu đến thủ đô Paris của Pháp những ngày này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một “công viên kỷ Jura” thu nhỏ khi những mô hình của các loài động vật từ thời tiền sử được đem ra trưng bày và tỏa sáng lung linh trong màn đêm.