Dạo quanh Hà Nội thưởng thức ẩm thực khắp miền

Hà Nội có nhiều quán ăn mang đặc trưng ẩm thực của nhiều vùng miền. Chỉ cần bạn dạo qua những con phố có thể dễ dàng tìm thấy các quán ăn như: bánh cuốn Cao Bằng, cơm gà Hội An, bánh tráng thịt heo Đà Nẵng, phở Nam Định, bún cá Hải Phòng, cháo lươn Nghệ An... mà không nhất thiết phải đi xa để thưởng thức những món ăn nổi tiếng của mỗi địa phương.

Hường đã từng rất háo hức đợi chờ những chuyến đi để được thưởng thức các món ăn vùng miền. Vào Huế, Hường có thể thưởng thức một tô bún bò do chính tay người Huế nấu, vào Đà Nẵng thưởng thức món bánh tráng cuốn thịt heo chuẩn vị Đà Nẵng, đến Hội An dạo phố đêm xong thì ăn món cao lầu, vừa ăn vừa nghe người chủ quán kể những câu chuyện về nguồn gốc món cao lầu bằng giọng Quảng Nam đáng yêu, rồi ngược Lạng Sơn ăn vịt quay, hay lên Sapa thưởng thức món thắng cố với hương vị đặc trưng của ẩm thực vùng cao.

Nhưng không nhất thiết chúng ta phải đến tận nơi để thưởng thức những món ăn đặc trưng địa phương, mà ngay tại Thủ đô Hà Nội, ta có thể được thưởng thức các món ăn là đặc sản của vùng mà mình yêu thích. Chỉ cần dạo qua những con phố, ta có thể dễ dàng bắt gặp những nhà hàng, những quán ăn bán bánh cuốn Cao Bằng, gà Hội An, bánh tráng thịt heo Đà Nẵng, phở Nam Định, bún cá Hải Phòng, cháo lươn Nghệ An......và tất nhiên là chính người địa phương đó làm chủ quán hay đứng bếp.

Vào thử một hiệu bánh cuốn Cao Bằng trên một con phố nhỏ, Hường rất ngạc nhiên bởi hương vị bánh không kém gì hương vị tại chính Cao Bằng, quê hương của nó. Đón món ăn từ tay người chủ quán hồn hậu, nhìn ba chiếc bánh cuốn mềm mượt trên đĩa, bát nước dùng thơm ngậy nổi lên miếng giò mịn màng đậu trên quả trứng lòng đào tráng khéo, thì cơn đói đã cuộn lên rộn ràng. Gắp một miếng bánh cuốn nóng hổi, kèm miếng giò giòn sừn sựt, xắn chút trứng béo ngậy quyện trong nước dùng nóng hổi đậm đà, bao nhiêu hương vị hòa lan trong vòm miệng.

Món bánh cuốn Cao Bằng

Hà Nội có nhiều quán ăn mang đặc trưng ẩm thực của nhiều vùng, trong đó, ẩm thực miền Trung được nhiều người yêu thích. Con gái của Hường rất thích món bún bò Huế tại một quán nhỏ trên một con phố cũng nhỏ ở Hà Đông của đôi vợ chồng người Huế. Không chỉ có tô bún bò chuẩn vị Huế, mà sự ân cần, mến khách, giọng nói nhỏ nhẹ dễ thương của chủ quán khiến cho thực khách muốn quay trở lại. Một thời gian dài, Hường cùng các con gắn bó với quán ăn này, bởi món ăn ngon, chủ quán dễ mến, và đặc biệt là khi thưởng thức món ăn còn được nghe những bản nhạc Trịnh Công Sơn êm dịu. Chỉ tiếc sau dịch Covid 19, quán nhỏ này đã chuyển đi nơi khác, không còn gặp lại hai vợ chồng chủ quán người Huế dễ mến.

Món bún bò Huế

Với góc nhìn về ăn uống thì món ăn chỉ là những món ăn, còn nhìn món ăn trong nét văn hóa ẩm thực, thì đây là sự giao thoa tinh tế giữa thói quen ẩm thực của người Hà Nội với những sự khác biệt theo từng vùng trong nước, thậm chí là sự lạ lẫm từ những đất nước khác. Từ đó, tư duy và góc nhìn về ẩm thực của người dân Thủ đô sẽ thay đổi, có nhiều lựa chọn hơn, có nhiều câu chuyện hơn về văn hóa ẩm thực của bao nhiêu vùng đất khi đi ăn cùng với gia đình, bạn bè.

Không phải gia đình nào cũng có điều kiện cho con trẻ đi du lịch, nên phụ huynh có thể đưa con đến những quán ăn như vậy để cùng chia sẻ những câu chuyện về lịch sử, địa lý, văn hóa, thói quen ẩm thực của từng địa phương để các con dễ nhớ dễ hiểu hơn./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trải qua các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đất nước ta đã sản sinh ra những thế hệ thanh niên đại diện cho mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước. Như thế hệ làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"; thế hệ một thời hoa đỏ 'xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước'; thế hệ 'sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử' trong chiến tranh bảo vệ biên giới...

Con đường ngày xưa chúng tôi đi học, lòng đường bé tin hin bằng hai gang bàn tay người lớn, thêm sỏi đá mấp mô ngáng bánh xe đạp không thương tiếc. Bữa nào vừa nhấn bàn đạp mải miết, vừa ngúc ngoắc đầu nói chuyện là gặp hòn đá xóc nảy người, chiếc cặp nhẹ tênh có khi giật mình rơi khỏi giỏ xe cà tàng. Con đường “huyền thoại” ấy chưa đi vào thơ ca nhạc họa của văn nghệ sĩ bao giờ nhưng nó đi vào ký ức tuổi thơ của chúng tôi cho tới tận hôm nay.

Sự hiện hữu của thời gian trở nên rõ rệt là khi trên khuôn mặt xuất hiện thêm những nếp gấp, một vài vết tàn nhang cùng màu tóc dần ngả bạc. Thời gian vô tình khiến những hoạt động mà mình vốn yêu thích bỗng trở nên khó thực hiện, mặc dù lòng nhiệt huyết vẫn còn nhưng tuổi tác và khuôn mặt đã không còn phù hợp nữa rồi.

Phố bắt đầu ngày mới bằng những sắc hoa thuỳ mị trong chợ hoa Quảng Bá. Đường Âu Cơ tươi xinh màu sắc trong tia nắng dịu nhẹ chưa vương mùi bụi khói. Tâm thức anh chợt lạc về câu chuyện em nói với anh ngày xưa khi anh cùng em ngang qua đoạn đường này.

Thấm thoắt, ngoại tôi đã về miền mây trắng đoàn tụ với ông bà tổ tiên được mười sáu năm rồi. Từ ngày ngoại mất, số lần tôi theo mẹ về quê chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Mỗi năm tới ngày giỗ ngoại, tuy không nói ra nhưng tôi cảm nhận được nỗi buồn nghẹn lại trong lồng ngực mẹ nếu năm đó mẹ không thể sắp xếp về quê thắp cho ngoại nén hương.

Thuở bé, mỗi lần được nằm gối đầu lên đùi mẹ, lắng tai nghe những giai điệu trong trẻo mà sâu lắng từ những câu hát ầu ơ quen thuộc, lòng tôi mỗi lúc ấy đều cảm thấy dễ chịu và ấm áp lạ thường. Sau này, khi năm tháng trôi đi, bôn ba trên khắp các nẻo đường xuôi ngược, hễ vô tình được nghe thấy thứ âm thanh giản dị và thân thương ấy, thì những ký ức tuổi thơ trong tôi lại nối tiếp theo tiếng hát tìm về.