Đào tạo nhân lực hướng tới thị trường lao động quốc tế
Hội thảo lấy ý kiến các bên liên quan về chuẩn đầu ra và các chương trình đại học định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế do trường Đại học Thương mại tổ chức đã thu hút gần 100 trường đại học, doanh nghiệp và chuyên gia.
Những đòi hỏi về kỹ năng mới và kinh nghiệm là yêu cầu mà các doanh nghiệp đặt ra khi tuyển dụng. Khi doanh nghiệp và nhà trường cùng chung tay xây dựng chương trình đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.
Bà Lâm Thị Minh Thu - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn StrongLife cho biết: “Nếu như chúng tôi được góp ý vào các chương trình đào tạo thì các bạn sinh viên sẽ được trang bị những kỹ năng như làm việc nhóm, kỹ năng mềm nhằm giúp các bạn từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã tự tin và lúc ra trường có thể tham gia vào các công việc chất lượng hơn, hội nhập được quốc tế”.
Từ năm 2023, trường Đại học Thương mại đã phát triển chương trình đào tạo định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế IPOP và đưa vào tuyển sinh năm 2024. Sự thay đổi về cung - cầu lao động đòi hỏi các trường đại học phải đổi mới chương trình đào tạo, bổ sung những kỹ năng mới cho sinh viên, đặc biệt là kỹ năng số để đáp ứng như cầu của các đơn vị sử dụng lao động.
Bàn về chương trình đào tạo định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế IPOP, ông Nguyễn Đức Hiếu - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và tư vấn Hà Nội cho hay: “Đây là chương trình mà chúng tôi nghĩ rằng đáp ứng được nguồn nhân lực cho thị trường lao động hiện nay. Với các tiêu chí là sinh viên được học tập 1/3 thời lượng bằng tiếng Anh thì đây là yêu cầu rất tốt để nhân sự đáp ứng được hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay. Bên cạnh đó sinh viên được học tập và song hành cùng các doanh nghiệp, đây cũng là một điểm mạnh”.
Mặc dù nguồn nhân lực của thị trường đang thiếu hụt, tuy nhiên, không vì thế mà nhà tuyển dụng lựa chọn những sinh viên không đáp ứng được nhu cầu. Đó là khẳng định của nhiều doanh nghiệp.
Sáng 20/12, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Lorraine (Cộng hòa Pháp) tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính năm 2024.
Từ 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3 tầng như hiện nay nhằm giải quyết bài toán quá tải sĩ số, thiếu lớp học.
Với mong muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển tài năng trẻ, từ năm 2025, 15 suất học bổng toàn phần của Hàn Quốc trị giá 25 triệu won/học bổng (tương đương với khoảng 440 triệu đồng), sẽ được trao mỗi năm cho các sinh viên xuất sắc của ba đại học top đầu của Việt Nam là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.
Sáng 20/12, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình Trường THCS Nguyễn Trãi.
Sáng 20/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ gặp mặt các đội tuyển học sinh giỏi TP. Hà Nội tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia bậc THPT, năm học 2023-2024.
Năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục Thủ đô chú trọng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông qua tổ chức nhiều chuyên đề, hội giảng nhằm bồi dưỡng đội ngũ nâng cao trình độ công nghệ thông tin.
0