Đào tạo sau đại học trước yêu cầu mới

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động với nhiều yêu cầu khắt khe, việc học tập nâng cao trình độ là nhu cầu tất yếu, đặt ra những yêu cầu mới với các trường đại học trong việc đổi mới đào tạo sau đại học.

Hiện các cơ sở đại học đang đào tạo sau đại học theo hai định hướng: Định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng. Với các chương trình định hướng ứng dụng thì điều quan trọng là nhà trường phải chuyển hoá được thực tiễn đa dạng của các doanh nghiệp vào chương trình đào tạo. Nói cách khác là phải hiểu doanh nghiệp muốn gì, cần gì để xây dựng chuẩn đầu ra trong việc đào tạo.

PGS.TS Tăng Văn Nghĩa - Trưởng khoa sau đại học, Trường Đại học Ngoại thương, chia sẻ: "Chúng tôi phải giải quyết là làm sao từ thực tiễn doanh nghiệp rất đa dạng phải được chuyển hoá vào chương trình đào tạo, tính được chuẩn đầu ra của quá trình thực hành tại doanh nghiệp. Chúng tôi cho rằng các xu hướng đào tạo mới của thời đại, quốc tế, khu vực chúng tôi phải gắn được vào chương trình đào tạo. Ngoài ra thời buổi hiện nay công nghệ số, công nghệ AI được áp dụng một cách phổ quát. Làm thế nào để chúng tôi gắn được vào chương trình đào tạo, vào chuẩn đầu ra thì đó là nhiệm vụ của đào tạo sau đại học, đảm bảo trang bị cho người học những kiến thức rất cần thiết phục vụ cho nhu cầu của xã hội".

Trước yêu cầu mới, Trường Đại học Ngoại thương đã ra mắt các mạng lưới chuyên gia và đối tác đồng hành cùng nhà trường trong đào tạo sau đại học. Từ mạng lưới này, doanh nghiệp và nhà trường sẽ có được những hợp tác chuyên sâu, hiệu quả và bền vững hơn.

Trường Đại học Ngoại thương đã ra mắt các mạng lưới chuyên gia và đối tác đồng hành cùng nhà trường.

PGS.TS Phạm Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, cho hay: "Với đào tạo sau đại học thì có đặc thù khác biệt một chút so với đào tạo bậc đại học. Đó là đào tạo sau đại học thì chúng tôi hướng tới đối tượng là các tổ chức doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi trường đại học sẽ phải hiểu rất rõ về nhu cầu của doanh nghiệp và đưa các nhu cầu này vào trong các chương trình đào tạo. Và với mạng lưới đối tác cùng các chuyên gia đồng hành với chương trình đào tạo sau đại học thì sẽ tạo nên một mạng lưới kết nối. Bản thân các chuyên gia trong mạng lưới khi kết nối với nhau thì sẽ thấy được giá trị của kết nối, tạo nên sức mạnh của các doanh nghiệp".

Phát triển mô hình đào tạo gắn liền với thực tiễn, các trường đại học sẽ có được chuẩn đầu ra mang lại khả năng thực tiễn hơn cho người học. Việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo nói Bộ chủ trương không cấm giáo viên dạy thêm, chỉ cấm nếu họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".

Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.

Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.