Đáp ứng y tế phục vụ bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 2024
Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 392/KH-SYT về việc đáp ứng y tế phục vụ bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 tại Thủ đô Hà Nội.
Theo đó, Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 30 điểm bắn, 32 trận địa bắn, trong đó có 9 trận địa bắn tầm cao và 23 trận địa bắn tầm thấp. Riêng hai quận: Hoàn Kiếm và Long Biên mỗi nơi có 2 trận địa bắn.
Để đáp ứng y tế phục vụ tổ chức bắn pháo hoa Tết Nguyên đán, Sở Y tế Hà Nội phân công 9 bệnh viện trực thuộc trực tại 9 điểm bắn tầm cao. 7 trung tâm y tế các quận: Ba Đình, Hoàng Mai, Long Biên, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm và 16 bệnh viện trực tại 23 điểm bắn tầm thấp.
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị được phân công thường trực tại điểm bắn pháo hoa bố trí một tổ cấp cứu, gồm: 2 bác sĩ, 2 điều dưỡng, 1 xe ô tô cứu thương và bảo đảm cơ số thuốc, trang thiết bị y tế theo đúng quy định.
Thời gian trực tại các điểm bắn pháo hoa tầm cao từ 7h ngày 8/2/2024 (tức 29 tháng Chạp năm Quý Mão) và tại các điểm bắn pháo hoa tầm thấp từ 7h ngày 9/2/2024 (tức ngày 30 tháng Chạp năm Quý Mão). Tất cả các đơn vị trực từ khi bắt đầu lắp đặt pháo hoa cho đến 1h ngày 10/2/2024 (tức mùng 1 Tết Giáp Thìn).
Sở Y tế thành phố cũng yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế Hà Nội tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh, trực cấp cứu 24/24h, sẵn sàng thu dung và cấp cứu. Duy trì trực đầy đủ theo quy chế chuyên môn, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, dịch truyền, phương tiện cấp cứu để dự phòng, tiếp nhận điều trị người bệnh cấp cứu.
Bên cạnh đó, các bệnh viện đảm bảo công tác thường trực cấp cứu của các kíp trực, tổ cấp cứu cơ động tại các đơn vị; sẵn sàng tham gia vận chuyển người bệnh, cấp cứu kịp thời khi có yêu cầu. Đồng thời, bố trí nhân lực, phương tiện, thuốc, trang thiết bị thường trực tại các điểm bắn pháo hoa, sẵn sàng cấp cứu kịp thời khi có tình huống xảy ra trong suốt quá trình bắn pháo hoa.
Cùng với đó, các cơ sở y tế trên địa bàn tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh, trực cấp cứu 24/24h; duy trì trực đầy đủ theo quy chế chuyên môn, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, dịch truyền, phương tiện cấp cứu để dự phòng, tiếp nhận điều trị cấp cứu. Đồng thời, chuẩn bị sẵn các đội cấp cứu lưu động, dự phòng để ứng cứu trong trường hợp xảy ra những tình huống cấp cứu chấn thương, cháy nổ, ngộ độc hàng loạt, thảm họa nếu có.
Mọi trường hợp xảy ra sự việc bất thường, thảm họa, tai nạn, ngộ độc hàng loạt… các đơn vị cần báo cáo ngay bằng điện thoại về đường dây nóng của Sở Y tế: 024.39.985.765./.
Việt Nam có hơn 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật, cùng 75 loại khoáng vật có công dụng trong y dược, trong đó có nhiều loài dược liệu quý hiếm và đặc hữu, nhưng việc khai thác và ứng dụng nguồn dược liệu còn nhiều hạn chế.
Hôm nay 21/12, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ trẻ Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh "Tiếp cận y tế toàn diện - Vì một Việt Nam khỏe mạnh", với sự tham gia của hơn 3.000 thanh niên và người dân Thủ đô.
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi. Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị “Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản - phụ khoa Hà Nội lần thứ 12 năm 2024” do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức sáng 20/12.
Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận vừa thông tin về tiến độ của 2 bệnh viện "nghìn tỷ" là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).
Bốn nạn nhân nặng trong vụ phóng hoả vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được điều trị chuyên sâu tại Bệnh viện Bạch Mai, sức khoẻ đang tiến triển tốt.
Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và Bệnh viện Thanh Nhàn vừa ký kết hợp tác toàn diện trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.
0