Đất đấu giá cần đáp ứng nhu cầu của người dân

Các chuyên gia bất động sản cho rằng, để đưa đấu giá đất về đúng bản chất là đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân thì cần phải có những quy định cụ thể. Việc này sẽ hạn chế các bất cập trong việc mua đi bán lại đất đấu giá.

Nhiều chuyên gia kiến nghị, đối tượng tham gia đấu giá đất nền phải là người dân có đăng ký thường trú tại cấp huyện tổ chức đấu giá. Tất nhiên, quy định này cũng có hạn chế như các nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể nhờ người dân tại địa phương đứng tên để đấu giá hoặc chính những người dân ở địa phương đó sẽ thành các nhà đầu tư nghiệp dư với nhu cầu chuyển nhượng kiếm lời.

Giải pháp để xử lý vấn đề này, có thể áp dụng mệnh lệnh hành chính như người trúng đấu giá không được giao dịch trong khoảng thời gian nhất định (từ 2-3 năm), hoặc giải pháp về kinh tế nâng mức thuế bất động sản với giao dịch mà người bán có thời gian nắm giữ ngắn hoặc không triển khai xây dựng sau khi nhận đất. Như vậy, nếu sàng lọc đối tượng và áp dụng các giải pháp bổ trợ thì việc đấu giá đất nền sẽ được nắn chỉnh và trở về đúng bản chất của nó là Nhà nước giao đất cho người dân trong khu vực có nhu cầu về nhà ở.

Ông Nguyễn Văn Đỉnh - chuyên gia pháp lý bất động sản cho rằng, việc Hà Nội hạn chế tổ chức đấu giá để giao đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở; ưu tiên việc đấu giá đất có thu tiền sử dụng, cho thuê đất với đối tượng là tổ chức để thực hiện dự án đầu tư là hợp lý. Bởi, đấu giá theo dự án mới đầu tư đồng bộ hạ tầng và khắc phục được hiện tượng đầu cơ, găm giữ đất. Thực tế người trúng đấu giá đất rất ít khi xây dựng nhà ở, có những lô đất 5 -10 chưa được xây dựng và nó trở thành công cụ đầu cơ. Về giải pháp lâu dài, giá bất động sản cao là do quy luật cung cầu, nhu cầu của người dân lớn nhưng nguồn cung hạn chế, đáp ứng được nguồn cung sẽ giải quyết được gốc rễ của vấn đề.

Theo quy định của Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực vào tháng 1/2025, chế tài đối với trường hợp doanh nghiệp tham gia đấu giá trúng đấu giá nhưng bỏ cọc sẽ bị cấm tham gia đấu giá trong 5 năm. Tuy nhiên, luật mới chỉ có chế tài đối với chủ thể là doanh nghiệp, người kinh doanh. Với người dân tham gia đấu giá đất không hoàn thành nghĩa vụ tài chính thì chỉ bị mất tiền đặt trước. Do đó việc ưu tiên đấu giá đất cho tổ chức cũng là một giải pháp đảm bảo công tác quản lý được chặt chẽ, khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai thời gian tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước tình trạng nhiều dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài chậm triển khai, gây lãng phí nguồn lực đất đai, nhiều chuyên gia cho rằng, việc thu hút vốn đầu tư FDI vào bất động sản là cần thiết, nhưng cũng cần sàng lọc kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Với việc các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản bắt đầu đi vào thực tiễn cuộc sống, công tác tuyên truyền, phổ biến những luật này tới các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024 với mức giảm đến 30% để có thêm nguồn lực hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Hai cuộc đấu giá đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đầu tháng 10 này tại Hà Nội đã không còn tình trạng đẩy giá, thổi giá gây nhiễu loạn thị trường.

Để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước và siết chặt chế tài đối với đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, Bộ Xây dựng đang hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

Theo luật nhà ở mới thi hành, trình tự phát triển nhà ở xã hội đã rút ngắn rất nhiều thủ tục hành chính, bao gồm 3 bước.