Đất đấu giá lại bị đẩy lên cao
Quận Hà Đông vừa tổ chức đấu giá 27 thửa đất ở tại 3 phường Phú Lương, Yên Nghĩa và Dương Nội. Sau 14 tiếng, trải qua 14 vòng trả giá, đến 23h đêm 19/10, cuộc đấu đã kết thúc, trong đó, lô trúng cao nhất được đẩy lên đến hơn 262 triệu đồng/1m², gấp 8 lần khởi điểm.
Lô đất được đấu giá cao nhất có diện tích khoảng 57 m² ở khu Đống Đanh - Đồng Cộc thuộc phường Phú Lương. Người trả giá cao nhất ở địa bàn phường Phú Lương đã phải bỏ ra tới 15 tỷ đồng để sở hữu. Một mức giá phi lý khi vị trí này cách trung tâm tới 15 km, hạ tầng cũng chưa thực sự đồng bộ. Đây cũng là số tiền mà người có nhu cầu có thể lựa chọn một căn nhà trong ngõ ô tô vào được ở quận trung tâm.
Với 17 thửa đất tại khu Hạ Khâu, phường Phú Lương, lô trúng đấu giá đất cao nhất bị đẩy lên đến hơn 166 triệu đồng/1 m², gấp hơn 6 lần mức khởi điểm. Thửa được trả thấp nhất cũng ở mức 146 triệu đồng/1 m². Trong 6 lô đất ở Khu Dược (X7) phường Dương Nội, thửa trúng cao nhất đạt gần 183 triệu đồng/1 m², chênh 8 lần so với khởi điểm. Lô trúng thấp nhất cũng đạt 133 triệu đồng/1 m². Đây là mức giá khá cao nếu so với mặt bằng giá trong khu vực.
Giá khởi điểm thấp cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người đổ xô đi đấu giá đất. Chia sẻ của anh Trần Việt Hà, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai chia sẻ: "Giá khởi điểm thấp, cọc ít thì mọi người sẽ đấu với cái giá trị không thực tế. Theo ý kiến của tôi, nên để giá khởi điểm cao lên, cọc cũng to lên, người tham gia đấu giá đưa về cái giá đấu giá đất về giá trị thực tế hơn".
Cuộc đấu giá đất tại Hà Đông có hơn 200 khách hàng, nhưng có tới 750 hồ sơ tham gia. Áp theo quy định của Luật Đất đai 2024, giá khởi điểm các lô đất chỉ ở mức từ 22,8 triệu/1 m² -32,2 triệu/1 m², thấp hơn nhiều lần so với giá thị trường quanh khu vực.
Chính vì vậy, quận Hà Đông và đơn vị tổ chức đấu giá đã sử dụng phương pháp đấu nhiều vòng bắt buộc. Diễn ra từ 9h sáng, cuộc đấu giá phải diễn ra từ 5 - 11 vòng tùy từng khu vực nên thời gian kéo dài. Cũng giống như một số cuộc đấu giá trước đây, ngay khi thửa nào có kết quả trúng đấu giá, bên ngoài khu vực đấu, các lo này đã được giao bán ngay.
Chỉ cần có trên tay giấy xác nhận trúng đấu giá do đấu giá viên ký, người trúng đấu giá đã rao bán ngay thửa đất vừa trúng. Tuy nhiên, đây chưa phải là giấy tờ đủ pháp lý được Nhà nước cho phép chuyển nhượng. Người trúng đấu giá chỉ có thể chuyển nhượng khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trước những tồn tại trong hoạt động đấu giá đất, UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo các quận, huyện, thị xã thực hiện cấp bách một số giải pháp để khắc phục; đồng thời yêu cầu các sở, ngành chức năng giám sát chặt chẽ hoạt động đấu giá đất.
Trong báo cáo thị trường mới đây, hãng dịch vụ bất động sản Cushman & Wakefield cho biết giá thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM có xu hướng tiếp tục tăng trong hai năm tới.
Sau 20 năm, những vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy hoạch tại Khu đô thị mới Chi Đông (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) đang được tháo gỡ.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố. Theo quyết định mới, bảng giá đất hiện hành sẽ được điều chỉnh và tiếp tục có hiệu lực áp dụng từ nay đến ngày 31/12/2025.
UBND Thành phố vừa ban hành quyết định giao 19.727,5 m2 đất tại xã Hà Hồi cho UBND huyện Thường Tín thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở.
Bảng giá đất điều chỉnh vừa được UBND Thành phố ban hành có hiệu lực từ 20/12/2024 đến hết năm 2025, trong đó, giá đất ở có mức cao nhất là hơn 695,3 triệu đồng/m² với các thửa mặt đường tại loạt phố của quận Hoàn Kiếm. Mức này gấp gần 3,7 lần bảng giá cũ.
0