Đất đấu giá Thạch Thất: nhiều người bỏ cọc vì giá cao

Kéo dài từ 9h sáng hôm qua đến gần 1 giờ sáng nay (25/11), sau 13 vòng đấu kéo dài 15 tiếng, cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 34 thửa đất tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, đã kết thúc.

Với sức nóng của 1.500 hồ sơ tham gia đấu giá, giá trúng tại đây đã bị đẩy lên khá cao so với giá thị trường của khu vực.

Quang cảnh phiên đấu giá

Các thửa đất được đem ra đấu giá đều có diện tích 150m2, ký hiệu từ T1 đến T34, nằm tại khu Đồng Ngà (giai đoạn 3). Giá khởi điểm 2 triệu 389 nghìn đồng/m2. Mức giá khởi điểm rất thấp này được huyện Thạch Thất xác định căn cứ trên bảng giá đất cũ đang còn hiệu lực theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Như vậy, mức tiền cọc người tham gia đấu giá phải nộp cho mỗi thửa đất chỉ hơn 71 triệu đồng. Giá khởi điểm thấp, tiền đặt cọc ít là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lượng hồ sơ lớn. Đây là lý do khiến nhiều người dân địa phương thực sự muốn mua được đất lo lắng giá sẽ bị đẩy lên cao.

Anh Lưu Tuấn Anh, ở xã Hương Ngải, cho biết: "Người muốn mua đất thực sự người ta sẵn sàng đóng cọc 2-3 tỷ và không bao giờ bỏ cọc. Với mức cọc trên 70 triệu mỗi thửa, một số người có mấy lô đất xung quanh người ta tham gia đấu giá vọt lên cao rồi bỏ để bán mấy lô kia lợi hơn nhiều".

Diễn biến cuộc đấu giá đất này không nằm ngoài những dự liệu đầy lo lắng của người dân địa phương khi đã diễn ra tới 13 vòng đấu và kéo dài đến giữa đêm. Ngay ở vòng đấu thứ 5,6 - khi còn chưa hết các vòng bắt buộc theo quy chế đấu giá, nhiều khách hàng là người dân tại xã Hương Ngải phải bỏ cuộc khi giá đã bị đẩy lên cao.

Chị Nguyễn Thi Kim Nhung, xã Hương Ngải, chia sẻ: "Tôi đấu một lô, mong muốn giá trúng khoảng 35 triệu nhưng vòng 5 đã lên 44 nên tôi phải bỏ cuộc".

Bên ngoài hội trường diễn ra buổi đấu giá

Cuộc đấu được tổ chức với phương thức đấu nhiều vòng. Tùy theo vị trí các thửa đất sẽ phải trải qua 6,7 và 8 vòng đấu bắt buộc, với mỗi bước giá 3 triệu đồng/m2. Tại cuộc đấu này, những khách hàng là người dân địa phương từ bỏ cuộc đấu sớm chỉ sau các vòng đấu bắt buộc. Ông Phí Mạnh Chính, xã Hương Ngải, bức xúc khi chứng kiến những người đấu giá chuyên nghiệp thổi giá. Ông cho biết: toàn người ở đâu đến tham gia đấu giá, 5 đến 6 tỷ 1 lô còn có người ở Hương Ngải mua được, nhưng đẩy lên tới 9-10 tỷ một lô thì quá cao.

Chung quan điểm này, ông Đỗ Tiến, xã Hương Ngải, cho rằng mức giá quá cao, lên đến 56 triệu mà vẫn có người đấu tiếp nên rút lui: "Khu vực đấu giá hiện giao dịch quanh mức 31 đến 32 triệu đồng/m2 mà đấu thế này không biết giá thực hay hư?".

Còn ông Cấn Văn Xuân, xã Hương Ngải, cho biết: "Dưới 40 triệu thì mua, lên cao hơn thì không mua nữa vì đắt quá, tôi có một lô đẹp nhất khu đó bán 45t chưa ai mua. Nguy cơ bỏ cọc cao".

Giá trúng cao nhất cuộc đấu này được xác lập ở mức hơn 59,3 triệu đồng/m2. So với giá thị trường, người dân cho biết đã cao gần gấp đôi. Giá trúng cao chưa chắc nhà nước sẽ thu được nhiều tiền vào ngân sách, bởi tình trạng bỏ cọc đã từng diễn ra ở một số cuộc đấu giá trước đây mà nguyên nhân chính được chỉ ra là do giá khởi điểm thấp, tiền đặt cọc ít.

Chưa bao giờ việc giá trúng đấu giá đất cao lại mang đến nhiều lo lắng cho những địa phương tổ chức đấu giá như hiện nay, bởi sẽ phải thấp thỏm chờ đợi sau khoảng 3 tháng xem người trúng đấu giá có nộp tiền hay không?!

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại Chỉ thị số 47 triển khai Luật số 56 của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấm dứt việc sử dụng nhà, đất vào mục đích cho thuê, cho mượn, bố trí làm nhà ở, liên doanh, liên kết... không đúng quy định.

Để đẩy mạnh công tác xử lý các dự án bỏ hoang, chống lãng phí, Hà Nội đang đưa ra nhiều phương án, trong đó, việc chuyển đổi công năng Dự án khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội đang được quan tâm.

Huyện Sóc Sơn sẽ hoãn việc tổ chức đấu giá lại 36 thửa đất đấu giá không thành công ngày 29/11 vừa qua, do bị các đối tượng phá rối trả từ gần 100 triệu đồng đến 30 tỷ đồng/m2. Trước đó, theo kế hoạch, những thửa đất này sẽ được tổ chức đấu giá lại vào ngày mai, 28/12.

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 5, quy mô hơn 1.341 ha, tập trung phát triển đô thị, du lịch sinh thái và hạ tầng giao thông hiện đại.

Chiều qua, chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án phải "nhanh hơn, quyết liệt hơn, trách nhiệm hơn".

Theo bảng giá đất điều chỉnh Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương vừa ban hành, giá đất ở nhiều tuyến đường đô thị tăng 30-80% so với giá hiện tại.