Đặt hệ thống phòng không Ukraine trên lãnh thổ NATO?

Hãng tin Sputnik của Nga đưa tin một số nghị sĩ Đức tán thành ý tưởng đặt các đơn vị phòng không ở bên kia biên giới, trong lãnh thổ của NATO, để bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine.

Theo tờ báo Frankfurter Allgemeine Zeitung, Roderich Kiesewetter thuộc Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) lập luận: “Điều này sẽ giảm bớt gánh nặng cho lực lượng phòng không Ukraine và cho phép họ bảo vệ tiền tuyến”.

Ông đề cập đến việc Mỹ, Anh và Pháp giúp Israel đẩy lùi cuộc tấn công tên lửa lớn của Iran vào tháng 4. Ông Kiesewetter cho rằng "các quốc gia liên quan không nhất thiết phải là 'các bên tham chiến' trong một cuộc xung đột".

Hệ thống phòng không di động Pantsyr-S

Bà Agnieszka Brugger của Liên minh 90/Đảng Xanh nhấn mạnh rằng "việc bố trí các hệ thống phòng không ở biên giới các quốc gia láng giềng của Ukraine là điều bình thường, để các khu vực phía Tây của đất nước cũng có thể được bảo vệ".

Ông Anton Hofreiter, đồng nghiệp của bà Brugger, nói: “không nên loại trừ khả năng phòng không của Ukraine đặt trên lãnh thổ Ba Lan và Romania về lâu dài”. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng điều này hiện "không phải là vấn đề để tranh luận" vì ưu tiên hiện tại là cung cấp "nhiều hơn đáng kể" thiết bị quân sự và đạn dược cho Ukraine trong khuôn khổ viện trợ của phương Tây.

Ông Marcus Faber, thuộc Đảng Dân chủ Tự do, cho biết: “không phận trên khu vực biên giới Ukraine” về nguyên tắc có thể “được bảo vệ bởi các hệ thống phòng không đóng trên lãnh thổ NATO”. Nhưng ông thừa nhận rằng "các khẩu đội và tên lửa [phòng không] hiện đang thiếu hụt".

Nhận xét này được đưa ra sau khi Nico Lange, nhà nghiên cứu cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich, tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với chương trình tin tức Tagesschau TV rằng các đồng minh NATO nên sử dụng số lượng lớn hệ thống phòng không Patriot để từ lãnh thổ Ba Lan bắn hạ “tất cả tên lửa và máy bay không người lái của Nga” trên bầu trời Ukraine.

Máy bay MiG-31 được trang bị tên lửa siêu thanh Kinzhal

Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh rằng châu Âu đang cố tình kích động căng thẳng ở Ukraine vì họ nhận ra thực tế rằng Kiev sắp sụp đổ hoàn toàn.

Tờ Washington Post trước đó đưa tin rằng "năng lực phòng không cạn kiệt của Ukraine đang bộc lộ những điểm yếu, khi ngày càng nhiều tên lửa và máy bay không người lái của Nga có thể tấn công các cơ sở hạ tầng quan trọng của [Kiev]".

Các nước phương Tây đã tăng cường viện trợ quân sự và tài chính cho Kiev kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt. Moscow lên án sự hỗ trợ hiện nay là bằng chứng về cuộc chiến ủy nhiệm của NATO với Nga.

Bất chấp viện trợ của phương Tây, quân đội Ukraine được cho là đang cạn kiệt hệ thống phòng không khi lực lượng Nga tiếp tục tiến quân mạnh mẽ trên một số khu vực quan trọng dọc tiền tuyến.

hinh anh tac gia

hienthao.nguyen@daihanoi.vn

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một chiếc máy bay nhỏ chở 10 người đã đâm vào các cửa hàng ở trung tâm thành phố du lịch miền Nam Brazil ngày 22/12, khiến tất cả mọi người trên máy bay thiệt mạng.

Đài phun nước Trevi ở Italy đã được mở cửa lại sau hơn hai tháng vệ sinh và phục hồi, một phần trong công tác chuẩn bị của Rome cho Năm Thánh Công giáo La Mã 2025.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin vào tối ngày 22/12.

Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa bày tỏ sự ủng hộ việc cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ trong ít nhất một thời gian ngắn và nói rằng, ông đã nhận được hàng tỷ lượt xem trên nền tảng truyền thông xã hội này trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình.

Tại ngôi làng Ponikla ở Cộng hòa Séc, nghề thổi thủy tinh có truyền thống hơn 150 năm tuổi vẫn đang được duy trì. Nhà xưởng Rautis, đơn vị duy nhất trên thế giới còn sản xuất đồ trang trí Giáng sinh từ cát thủy tinh, không chỉ đang bảo tồn một nghề thủ công truyền thống mà còn góp phần đưa kỹ thuật này đến đông đảo bạn bè quốc tế.

Dữ liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố mới đây cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.