Đặt người dân là trung tâm thụ hưởng nông thôn mới
5 năm qua, hệ thống Mặt trận thành phố luôn tăng cường đồng thuận trong nhân dân, đẩy mạnh hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, góp phần tích cực để thành phố Hà Nội được ghi nhận là địa phương dẫn đầu cả nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2019 - 2024.
Thông qua việc lấy phiếu ý kiến sự hài lòng của người dân, Mặt trận các cấp không chỉ phát huy hiệu quả quyền làm chủ “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”, mà còn thực hiện tốt vai trò giám sát, góp phần nâng cao chất lượng cuộc vận động.
Toàn thành phố có trên 2.500 mô hình tự quản bảo vệ môi trường, tổ an ninh trật tự; gần 600 mô hình phát triển kinh tế do Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chủ trì và 2.100 mô hình thực hiện nếp sống văn minh.
Đến nay, 100% các xã, huyện trên địa bàn thành phố được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, có 188 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 76 xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố triển khai, tại nhiều địa phương đã xuất hiện những mô hình hay, cách làm phù hợp.
Ông Nguyễn Khả Nhân – Xã Dương Xá – Huyện Gia Lâm chia sẻ: “Các tuyến đường của chúng tôi 100% rải bê tông, không có chỗ nào là đường đất kể cả chỗ ở giữa cánh đồng cũng là đường bê tông. Hệ thống điện năng lượng mặt trời buổi tối ở đây rất đẹp, kể cả mất điện chúng tôi vẫn có điện sáng ngoài đồng.”
Với phương châm lấy sức dân để chăm lo cho đời sống nhân dân, Mặt trận đã chủ trì hiệp thương, phối hợp với các tổ chức thành viên vận động nhân dân huy động nguồn lực, hiến đất, hiến công xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, xây dựng các cộng đồng dân cư văn minh, hạnh phúc.
Nhìn lại nhiệm kỳ qua, Mặt trận Tổ quốc các cấp thành phố càng tự hào khi quyết tâm “Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường kỷ cương trách nhiệm, hành động sáng tạo để xây dựng và phát triển Thủ đô” đã được cụ thể hóa bằng các phong trào thi đua, hành động thiết thực, ghi dấu ấn đậm nét của sự đổi mới, phát triển.
Từ đó, càng khẳng định vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc các cấp trong đóng góp vào kết quả Hà Nội hoàn thành mục tiêu về đích nông thôn mới trước một năm.
Cục CSGT hướng dẫn người dân khi đăng ký xe nhập khẩu, có thể thực hiện qua dịch vụ công hoặc với ứng dụng VNeID.
Ngày 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Cùng thời điểm, lễ khánh thành được tổ chức cầu truyền hình trực tuyến tại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lếu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Từ sáng 21/12, toàn bộ đường song hành xa lộ Hà Nội từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc (TP.HCM) đã được thông xe để phục vụ người dân đi lại, tiếp cận tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).
Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào những ngày đầu tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 (Yagi) gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích; hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.
Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao vùng cao Lào Cai. Thời điểm này, ngay trước buổi lễ khánh thành, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới.
Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.
0