Đất trúng đấu giá ở Thanh Oai được rao bán chênh 'khủng'

Ngay sau cuộc đấu giá được tổ chức tại huyện Thanh Oai, nhiều lô đất ở thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao đã được rao bán chênh từ 300 đến 500 triệu đồng. Mặc dù mức đấu trúng trước đó bị đẩy cao ở mức phi lý, gấp từ 6 đến 8 lần so với giá khởi điểm.

Mặc dù được rao bán ngay sau cuộc đấu giá, các lô đất này được đánh giá là rất khó bán. Bởi theo số liệu thống kê, giá rao bán đất trung bình ở huyện Thanh Oai trong quý 2 năm nay chỉ dao động 20-30 triệu đồng mỗi m2. Trong đó, tại Thanh Cao là 27 triệu đồng một m2. Do đó, mức trúng đấu giá từ 63 đến 100 triệu đồng mỗi m2 của những lô đất xã Thanh Cao đang cao gấp từ 2,3 đến 3,7 lần so với mặt bằng xung quanh.

Mặc dù được rao bán ngay sau cuộc đấu giá, các lô đất này được đánh giá là rất khó bán.

Theo các chuyên gia, đấu giá đất đã "trở thành nghề" của một nhóm nhà đầu tư chuyên nghiệp. Họ sẵn sàng dành thời gian tìm kiếm cơ hội, chấp nhận mất tiền cọc khi không bán được bởi mục đích cuối cùng là "thổi giá đất lên cao".

Tại cuộc đấu giá đất ở Thanh Oai vừa qua, có tới 66/68 thửa đất đều do người bên ngoài huyện đấu trúng.

Nhiều nhà đầu cơ, môi giới sẽ lợi dụng, lấy mức trúng đấu giá làm điểm neo nhằm "đẩy hàng" xung quanh. Trên thực tế, tại cuộc đấu giá đất ở Thanh Oai vừa qua, có tới 66/68 thửa đất đều do người bên ngoài huyện đấu trúng, với mục đích đầu cơ, mua đi bán lại để trục lợi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tình trạng đầu cơ nhà đất rồi để hoang đang ngày một lan rộng ở Hà Nội. Hệ lụy để lại cho thị trường bất động sản, cho kinh tế xã hội là không nhỏ.

Bất động sản là lĩnh vực có quan hệ mật thiết với rất nhiều ngành nghề khác. Bởi vậy, nếu thị trường này rơi vào trạng thái đóng băng, sẽ kéo theo sự khó khăn của hàng loạt lĩnh vực liên quan.

Tại những cuộc đấu giá gần đây ở các huyện của Hà Nội, chỉ có số ít người dân có nhu ở cầu thực, còn lại phần lớn là những đội đấu giá chuyên nghiệp đến từ các địa phương khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng, giờ đây, đấu giá đất đã dần trở thành một “nghề”.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định về ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với đất chuyên trồng lúa.

Để tập trung cho công tác phòng chống lũ, huyện Mê Linh đã có thông báo thay đổi thời gian tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với các thửa đất tại thôn Bạch Đa, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh. Theo đó, cuộc đấu được lùi sang ngày 18/9 thay vì ngày 12/9 như phương án ban đầu.

Tại cuộc đấu giá 47 thửa đất ở huyện Phúc Thọ vào chiều 10/9, có thửa đất đã được trả ở mức rất cao, lên tới 69,8 triệu đồng/1m2. Đáng nói là các lô đất còn được rao bán ngay tại khu vực tổ chức đấu giá khi mà cuộc đấu còn chưa bắt đầu.