Dấu ấn lịch sử Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ

Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ là cơ quan đầu não của ta trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 nằm ẩn dưới chân núi ở xã Mường Phăng, tỉnh Điện Biên. Trong quá khứ, Mường Phăng được coi như trái tim của chiến dịch Điện Biên Phủ. Đến nay, Khu di tích lịch sử Mường Phăng đã trở thành một 'địa chỉ đỏ”' của du khách mỗi khi về thăm Điện Biên.

Nằm ẩn mình trong khu rừng già dưới chân núi Pú Đồn, thuộc xã Mường Phăng (TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ là địa điểm đặt cơ quan đầu não của quân đội ta trong 105 ngày đêm (từ 31/1 - 15/5/1954). Dưới sự che chở, bao bọc của nhân dân Mường Phăng, Bộ Chỉ huy chiến dịch đóng tại đây đã đưa ra những quyết định cho lịch sử, để rồi chiều ngày 7/5/1954, lá cờ chiến thắng tung bay phấp phới trên nóc hầm tướng Đờ Cát.

Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng.

Người chọn rừng Mường Phăng làm nơi đặt sở chỉ huy là Đại tướng Hoàng Văn Thái, Tham mưu trưởng Chiến dịch Điện Biên Phủ, sau nhiều chuyến đi thị sát. Rừng Mường Phăng có nhiều lợi thế về địa hình lẫn điều kiện sinh hoạt. Rừng cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 25-30km, cách sân bay Mường Thanh chỉ 10km. Nơi cao nhất là đỉnh Pú Đồn có độ cao 1.700 mét. Đứng từ đây, dùng ống nhòm có thể quan sát được toàn bộ sân bay Mường Thanh cùng 8 cụm cứ điểm gồm 40 cứ điểm của quân Pháp. Rừng có nguồn nước sạch dồi dào từ những con suối mát; tán cây rộng lớn, um tùm để đảm bảo bí mật cho sở chỉ huy. Và quan trọng nhất, xung quanh rừng có nhiều dân bản sinh sống. Không chỉ giúp che giấu, bảo vệ sở chỉ huy và ủng hộ lương thực, thuốc men cho mặt trận, họ còn là "cánh tay nối dài" của sở chỉ huy trong công tác thông tin liên lạc.

Khu di tích lịch sử Mường Phăng có tổng cộng 12 lán trại, là nơi làm việc của những lãnh đạo cấp cao trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Suốt chiến dịch, trên chiếc bàn tre đơn sơ của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn trải rộng một tấm bản đồ thể hiện hình thái chiến trường Điện Biên Phủ để nghiên cứu, phân tích. Bên cạnh là một máy điện thoại quay số tay cầm để Đại tướng liên lạc, cập nhật tình hình chiến trường trong từng giờ, từng phút.

Những lán trại đơn sơ làm bằng tre nứa trong di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ được bảo tồn tại di tích. Ảnh: Tienphong

Trong suốt 105 ngày đêm, thực dân Pháp không một lần phát hiện ra vị trí Sở chỉ huy của ta, dù máy bay chiến đấu và trinh sát của chúng thường xuyên bay qua khu vực này. Về sau, nhiều tướng lĩnh Pháp đã phải công nhận rằng, họ không ngờ chúng ta lại chọn một khu vực gần chiến trường đến vậy để đặt sở chỉ huy. Đối với cựu chiến binh Nguyễn Văn Tú đến từ Hà Nội, dù không trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, nhưng khi đến với khu di tích này, ông vô cùng cảm phục trước sự thông minh, sáng tạo của các chiến sĩ 70 năm về trước.

Đến nay, Khu di tích lịch sử Mường Phăng đã trở thành một “địa chỉ đỏ” của khách du lịch mỗi khi về thăm Điện Biên Phủ. Những ngày gần kề dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày di tích đón hàng trăm lượt khách. Dưới tán rừng Mường Phăng, những đoàn người cứ thế nối nhau men theo con đường mòn lát đá, tiến sâu vào khu rừng huyền thoại. Những mái nhà tranh vách nứa, những chiếc bàn tre, chõng tre du khách vẫn cảm nhận được nét đơn sơ, giản dị trong sinh hoạt của những vị lãnh đạo lừng lẫy. Căn hầm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp dù được tu sửa, tôn tạo nhiều hạng mục, nhưng khi bước vào hầm, người ta vẫn phải lặng đi trước dòng chảy của lịch sử. Bà Nguyễn Thị Vân ở tỉnh Thanh Hóa, đã lần thứ hai đến tham quan tại Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ và lần nào cũng khiến bà xúc động.

Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Văn Dương

Ông Lường Văn Lún ở bản Phăng 1 vốn là một trong các Tảo Lâm Viên được giao giữ rừng Mường Phăng từ nhiều năm trước. Ông có vinh dự được gặp hai đại tướng của Bộ Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa tại khu rừng này. Đó là Đại tướng Hoàng Văn Thái và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Với ông Lún đó là những dấu ấn không bao giờ quên trong cuộc đời.

Tại khu di tích hiện có hơn 80ha rừng đặc dụng với nhiều cây cổ thụ thuộc nhóm gỗ quý, có đường kính lớn. Những tổ bảo vệ rừng, tổ bảo vệ di tích, lực lượng kiểm lâm và người dân Mường Phăng luôn chung tay gìn giữ, phát triển để cánh rừng nơi đây luôn giữ được một màu xanh tốt. Trong thâm tâm họ luôn nhớ rõ lời dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi ông về thăm Mường Phăng lần hai vào năm 2004: “Phải giữ vững cánh rừng Mường Phăng, đừng đốt rừng, chặt rừng, phải trồng thêm cây vào đó, bà con nhớ không?”.

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nhìn từ trên cao. Ảnh: petrotimes

70 năm đã đi qua, diện mạo căn cứ địa cách mạng Mường Phăng hôm nay đang đổi thay từng ngày với sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước. Tuyến đường vào xã được đầu tư, nhựa hóa giúp cho việc di chuyển của nhân dân và du khách được thuận lợi hơn. Người dân Mường Phăng kiên cường năm xưa nay lại tiếp tục trân trọng, gìn giữ các di tích lịch sử biến thành lợi thế để phát triển kinh tế; quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng phát triển, đời sống người dân ấm no hơn, xứng danh vùng đất lịch sử anh hùng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc đang chuẩn bị bước vào cao điểm mùa mưa bão. UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch bảo đảm công tác thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành trong mùa mưa năm 2024.

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được tổ chức long trọng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đọc Diễn văn kỷ niệm. Tham dự sự kiện có các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đoàn khách các nước bạn Lào, Campuchia, Trung Quốc, Pháp.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: 'Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước'. Chân lý đó được thể hiện sinh động trong chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954.

Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Triển khai ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư được xem là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của năm 2024 - đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải tại hội nghị trực tuyến quán triệt và tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến quy trình tạo lập thông tin, dữ liệu về PCCC diễn ra vào chiều 7/5.

Sáng 7/5, Đoàn Kiểm tra số 2 của Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của Thành uỷ Hà Nội, do Trưởng ban Dân vận Thành uỷ Đỗ Anh Tuấn làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại quận Long Biên.