Dấu ấn sự kiện kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Năm qua, một trong những sự kiện nổi bật, ghi dấu ấn trong đời sống văn hoá Hà Nội là chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng thủ đô. Chuỗi sự kiện này không chỉ nhân lên niềm tự hào của người dân Thủ đô, mà còn lan tỏa tình yêu Hà Nội tới người dân cả nước và bạn bè quốc tế, qua đó khẳng định những tinh hoa văn hóa của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm cũng như của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Với tầm quan trọng của sự kiện kỷ niệm 70 năm, các hoạt động kỷ niệm đã được thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch cụ thể và kết hợp dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, bảo đảm trang trọng, tiết kiệm hiệu quả, thiết thực đồng thời tạo ra phong trào thi đua sôi nổi.

Hoạt động đền ơn đáp nghĩa và bảo đảm an sinh xã hội được đẩy mạnh trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô. Thành phố đã tổ chức các đoàn đại biểu thăm, tặng quà, dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ, làm việc, tặng quà tại các tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Quảng Trị; thực hiện tôn tạo khu mộ liệt sĩ của Hà Nội tại Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn, tỉnh Quảng Trị.

Thể hiện rõ tinh thần không ai bị bỏ lại phía sau, thành phố đã hoàn thành việc xoá 1.405 nhà xuống cấp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), thành phố đã linh hoạt điều chỉnh quy mô, thời gian của 16/47 hoạt động, với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị và người dân, chuỗi hoạt động kỷ niệm đã thành công tốt đẹp.

Ngày 10/10/2024, Trung ương và thành phố Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, mốc son quan trọng trong tiến trình phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu: "Chúng ta tự hào vì có Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến và anh hùng - nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng những giá trị cao quý của dân tộc Việt Nam. Càng thêm vững tin với sự nghiệp xây dựng Thủ đô và đất nước; vững tin vào sức mạnh từ cội nguồn lịch sử của dân tộc Việt Nam để đưa đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là ý chí và khát vọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, của Đảng bộ, nhân dân Thủ đô và đồng bào cả nước; là trách nhiệm của thế hệ hôm nay đối với cha ông và muôn đời sau."

Các chương trình giáo dục truyền thống, văn hóa, nghệ thuật, đối ngoại… đã lan tỏa giá trị văn hóa, lịch sử đến mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô, khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào và trách nhiệm giữ gìn truyền thống của Thăng Long - Hà Nội.

Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô được tổ chức với quy mô lớn thu hút hơn 1,3 triệu lượt thí sinh trên toàn quốc tham gia giúp mỗi công dân thêm hiểu, thêm yêu, thêm tự hào về lịch sử vẻ vang của Thủ đô, từ đó lan tỏa tình yêu Hà Nội.

Chương trình nghệ thuật chính luận "Hà Nội - Bản hùng ca phố" tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long; Chương trình "Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh" được tổ chức công phu, có ý nghĩa giáo dục, văn hóa sâu sắc, được dư luận đánh giá cao.

Đặc biệt với tầm vóc, ý nghĩa sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO tặng danh hiệu "Thành phố vì hoà bình", "Ngày hội văn hóa vì hòa bình" được tổ chức với quy mô lớn nhất, cách thức tổ chức sáng tạo, người dân là chủ thể của Lễ hội. Qua đó tạo không khí sống động, lan tỏa mạnh mẽ niềm tự hào, kiêu hãnh về Thủ đô Hà Nội ngàn năm Văn hiến, Anh hùng, Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo.

Với tinh thần "“khởi công thật, khánh thành thật", các công trình được gắn biển chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô đã bảo đảm tiến độ, chất lượng và tiến độ. Toàn thành phố đã có 111 công trình với kinh phí là 70.462 tỷ đồng.

Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô là dịp để nhìn lại, đánh giá những kết quả đáng tự hào của thành phố trong giai đoạn vừa qua. Chuỗi sự kiện kỷ niệm không chỉ khắc sâu trong lòng người dân Thủ đô mà còn tạo được ấn tượng mạnh mẽ với đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế, khẳng định vị thế Hà Nội - Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo, nơi hội tụ và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 3/1, Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Giáp Thị Sông Hương - chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng); đồng thời ra quyết định khởi tố bà Trang Mỹ Nhanh, là bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng về tội Hành hạ người khác.

Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Hà Đông đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ CATP Hà Nội điều tra, khám phá đường dây nạp, chuyển tiền giao dịch lên tới 1000 tỷ đồng, do người nước ngoài điều khiển. 18 đối tượng bị khởi tố là một mắt xích quan trọng trong đường dây đánh bạc xuyên quốc gia đang được điều tra làm rõ.

Thông tin từ Tổng cục Hải quan, năm 2024, ngành hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý gần 18.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, với tổng trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 31.350 tỷ đồng, tăng 12,5% về số vụ và tăng 151,3% về trị giá hàng hoá vi phạm so với năm 2023.

Đêm 2/1, tại Hà Nội, hàng nghìn cổ động viên đã đổ ra đường để ăn mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam. Cùng thời điểm đó, ngay sau khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên cũng là lúc, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ thuộc nhiều đơn vị của Công an thành phố Hà Nội triển khai phương án đảm bảo An ninh trật tự, an toàn giao thông cho người dân “ăn mừng chiến thắng” trong không khí tươi vui, an toàn.

Từ 1/1/2025, việc đấu giá biển số xe sẽ được thực hiện theo Nghị định 156/2024/NĐ-CP. Đáng chú ý, Nghị định đã bổ sung quy định về việc đấu giá biển số xe mô tô, xe gắn máy.

Nghị định 168 quy định tăng mức phạt đối với người đi bộ vi phạm như đi sai phần đường, làn đường hoặc qua đường không đúng nơi quy định.