Đấu giá cao để mua rồi bỏ hoang nhiều lô đất

Nhiều khu đất đã được đấu giá thành công nhưng vẫn bỏ không hoặc phải mất từ 5-10 năm mới lác đác có người xây dựng nhà để ở.

Thửa đất 1A-03 tại khu Đống Đanh - Đồng Cộc ở phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội, được một người trả hơn 262 triệu đồng/m2 trong cuộc đấu giá ngày 19/10/24. Một mức giá cao phi lý vì nơi đây hạ tầng chưa đồng bộ và có điểm hạn chế là gần nghĩa trang.

Đây có thể cũng là lý do mà quanh khu vực có nhiều thửa đất đã được đấu giá năm 2020, nhưng đến nay mới có một số người xây nhà để ở.

Anh Nguyễn Thanh Chương (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết: "Giá trúng vượt thị trường, giao dịch khó khăn, đặc biệt việc tiếp cận của người dân có nhu cầu ở thực khó hơn nữa".

Hai thửa đất tại khu X7 phường Dương Nội, mức giá trúng bị đẩy lên hơn 182,7 triệu đồng/m2 khiến người dân ở đây rất bất ngờ, nằm ngoài sức tưởng tượng. Bà Nguyễn Thị Hồng (Dương Nội, Hà Đông) chia sẻ: "Nhà tôi mua năm 2021 chưa đến 60 triệu, giờ giá cao thế này người lao động sao có thể mua nổi".

Không chỉ có một số lô cao bất thường, mặt bằng giá trúng hơn 20 thửa đất còn lại đều từ gần 133 đến hơn 166 triệu đồng/m2, gấp từ 6 đến 8 lần giá khởi điểm và cao hơn nhiều so với mặt bằng trong khu vực.

Theo thống kê 5 năm trở lại đây, hàng trăm dự án đất đấu giá đã được các quận, huyện của Hà Nội đấu giá thành công. Tuy nhiên, bên cạnh những dự án đáp ứng nhu cầu ở thực thì không ít thửa đất rơi vào tay những người đầu cơ. Om hàng chờ tăng giá nên phần lớn đất bị bỏ mặc hoang hóa.

Không chỉ dự án đất đấu giá cho hộ gia đình, cá nhân, các dự án giao đất có thu tiền sử dụng đất cho tổ chức, hàng chục năm nay cũng rơi vào cảnh hoang hóa khi nguồn cung vượt nhu cầu. Điển hình là Khu đô thị Thanh Hà và Phú Lương, hay các khu đô thị dọc đường Lê Trọng Tấn thuộc huyện Hoài Đức, hàng hecta đất bị các chủ đầu tư bỏ hoang không xây dựng. Các dãy nhà liền kề, biệt thự xây dựng hàng chục năm nay không có người ở. Một sự lãng khí lớn nguồn lực đất đai, hàng nghìn tỷ đồng bị chôn vào đất. Nguy hại hơn là những hệ lụy cho đời sống, xã hội.

Đầu cơ, găm hàng và thổi giá, câu chuyện đã lặp lại nhiều lần khiến giá nhà đất tăng cao phí lý, vượt xa giá trị thực. Nhiều chuyên gia khuyến nghị những giải pháp can thiệp bằng công cụ tài chính, thuế cùng những quy định chặt chẽ hơn trong đấu giá đất để ngăn chặn tình trạng này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong năm 2025, huyện Đan Phượng sẽ triển khai 106 dự án, với tổng diện tích gần 1.371 ha. Trong danh mục này, có dự án Khu chức năng đô thị Green City ở các xã Tân Hội, Liên Trung, Tân Lập và Liên Hà, với diện tích gần 123 ha; Khu nhà ở xã hội Tân Lập diện tích 0,5 ha.

Triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”, đến nay, cả nước đã có 645 dự án nhà ở xã hội được triển khai với quy mô hơn 580.000 căn.

Hạ tầng của Việt Nam trong thời gian qua có nhiều bước tiến quan trọng, với hàng loạt dự án giao thông quy mô lớn được triển khai, mở ra những cơ hội mới cho thị trường bất động sản.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đang trên đà hồi phục và dự báo sẽ khởi sắc trong năm 2025.

Mới đây, Bộ Tài chính đã có văn bản giải trình, tiếp thu ý kiến của một số bộ, ngành về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến 31/12/2030.

Theo các chuyên gia pháp lý về bất động sản, người dân khi mua nhà ở hình thành trong tương lai cần tìm hiểu để nắm rõ thông tin về dự án cũng như quy định của pháp luật để tránh những rủi ro đáng tiếc.